Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị của Prudential: Pru- Đầu Tư Linh Hoạt

Pru- Đầu Tư Linh Hoạt: Cơ hội đầu tư mới từ Prudential 2022

Chào bạn, bạn có từng nghe qua cái tên Pru- Đầu Tư Linh Hoạt ở đâu đó bao giờ chưa?

Hôm nay tôi xin chia sẻ với bạn về một sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Cụ thể là dòng bảo hiểm liên kết đơn vị của Cty Bảo hiểm nhân thọ Prudential.

Không gì khác hơn, đó chính là cái tên mà tôi vừa hỏi bạn lúc nãy: Pru- Đầu Tư Linh Hoạt.

Cái tên nói lên tất cả. Đây là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, đầu tư liên kết đơn vị, và cực kỳ linh hoạt.

Tại sao tôi nói về nó? Tản mạn chút nào…

Chắc bạn cũng đã từng biết về một số hình thức đầu tư truyền thống như: gửi tiết kiệm ngân hàng; đầu tư bất động sản, vàng, ngoại tệ, chứng khoán…

Tuy nhiên, các hình thức đầu tư trên đều ẩn chứa những rủi ro nhất định. Chúng đến từ một số vấn đề sau:

  • 1/ Kiến thức đầu tư của bạn như thế nào?
  • 2/ Bạn có thể cập nhật thông tin có đầy đủ và tin cậy không?
  • 3/ Mức độ đa dạng hóa đầu tư ra sao?
  • 4/ Tâm lý trong đầu tư của bạn thế nào?
  • 5/ Tính thanh khoản của hình thức đầu tư đó ra sao?

Vì vậy, Prudential đã cho ra đời một giải pháp đầu tư hoàn toàn mới dành cho bạn, để bạn có thể:

  • Có cơ hội đầu tư và gia tăng tài sản hiệu quả.
  • Bảo vệ an toàn tài chính trước mọi rủi ro.
  • Linh động để lập kế hoạch đầu tư và đóng phí.

Đó chính là sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị mà tôi nhắc đến đầu bài: Pru- Đầu Tư Linh Hoạt.

Bắt đầu tìm hiểu nào:

1. Lịch sử của Pru- Đầu Tư Linh Hoạt

Khoan… sao mà nghe lạ quá nhỉ, đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ á…???

Đúng, bạn không nghe lầm đâu. Thực ra thì điều này chẳng phải cái gì mới mẻ. Lâu, lâu lắm rồi đấy… Hơn 30 năm trên thế giới, và hơn 10 năm ở Việt Nam mình.

Prudential chính là kẻ đi đầu, ngay cả với dòng sản phẩm Bảo hiểm liên kết đơn vị.

Ngày 19/01/2008, sản phẩm Phú Bảo Gia Đầu Tư ra mắt cùng 6 quỹ PuLink. Đây là sản phẩm BHLK Đơn Vị đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2015, nó được cập nhật một số tính năng và được đổi tên thành Phú Bảo Gia Thịnh Vượng.

Phải đến đầu năm 2018, sản phẩm này được cơ cấu lại để trở nên đa năng và hoàn thiện hơn. Kể từ đó và cho đến hiện tại, sp này có tên chính thức là Pru- Đầu Tư Linh Hoạt.

Tiếp theo là:

2. Sơ lược về Pru- Đầu Tư Linh Hoạt

Như tôi vừa giới thiệu qua ở trên, sản phẩm này thuộc Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, cụ thể là dòng bảo hiểm liên kết đơn vị.

Vì vậy, kiến thức về sản phẩm này khá là chuyên môn và cũng có thể nói là “phức tạp” với hầu hết mọi người. Thế nên, lời khuyên của tôi là bạn nên đọc qua bài viết này trước:

Sau khi đọc xong bài viết trên, tôi tin là bạn đã hiểu hơn về BHLKĐT, đặc biệt là dòng sản phẩm BH-LKĐV. Và giờ bạn đã có thể bắt đầu nghiên cứu về Pru- Đầu Tư Linh Hoạt dễ như ăn kẹo rồi đấy.

Trước hết, bạn lướt qua một chút thông tin cơ bản của Pru-ĐTLH ở trang chủ Prudential đã nhé: https://www.prudential.com.vn/vi/our-products/product/pru-dau-tu-linh-hoat/

Bạn chỉ cần xem qua sơ bộ, tổng quan thôi, kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi cũng được. Chỗ nào chưa rõ tôi sẽ giải thích kỹ hơn ở bên dưới.

Tiếp đến mời bạn xem qua Video giới thiệu này để hiểu hơn về cơ cấu sản phẩm Pru- Đầu Tư Linh Hoạt:

Tại sao tôi cứ kêu bạn đi lòng vòng mãi, mà không nói ngay chi tiết về Pru- Đầu Tư Linh Hoạt luôn nhỉ?

Bạn chỉ hỏi câu này khi bạn chưa xem các hướng dẫn và Video mà tôi chia sẻ ở trên… Bởi nếu xem rồi, hẳn bạn sẽ hiểu chúng giúp ích nhiều như thế nào, khi mà đây không phải là thứ “nói phát hiểu ngay”.

Tôi không biết bạn là ai? Bạn chỉ là người tìm hiểu thêm về BHNT (cụ thể là sp này), hay bạn là một Chuyên viên tư vấn BHNT? Thậm chí là TVV của Prudential, thậm chí hơn nữa là “sao” lâu năm, đầy kinh nghiệm…

Nhưng, đau lòng mà nói rằng: được mấy ai hiểu cặn kẽ sản phẩm này đâu. Tất cả những người nói trên, có cả tôi…

Thế nên, cái cách mà tôi hướng dẫn để bạn tiếp cận & tìm hiểu về Pru- Đầu Tư Linh Hoạt là có lý do cả. Nó mang tính “kinh nghiệm”, tính “nhận thức” mà tôi đúc kết ra được, để giúp một ai đó dễ dàng hiểu hơn về thứ phức tạp này.

Giờ thì:

3. Mổ xẻ Pru- Đầu Tư Linh Hoạt

Bạn nắm được cơ bản rồi chứ? Nếu vậy thì đã đến lúc để phân tích sâu hơn về Pru- Đầu Tư Linh Hoạt rồi đấy.

Biết phải bắt đầu thế nào đây nhỉ?

Không chỉ Pru- Đầu Tư Linh Hoạt, mà tất cả các sản phẩm BH liên kết đơn vị đều bắt buộc các TVV phải hoàn thành khóa học trong 5 ngày. Sau đó phải đạt điểm bài thi cuối khóa thì mới được cấp chứng nhận cho riêng sp này.

Thế nên, kiến thức của 5 ngày học liên tục mà trình bày chỉ vào 1 bài viết ngắn gọn quả là điều bất khả thi. Người ta học trật mặt còn chưa ăn thua, nếu tôi và bạn chỉ mất vài chục phút (hoặc ít hơn) thì chẳng phải là bất công quá sao? 😀

Vì vậy ở đây tôi chỉ có thể tóm lược những điểm lớn quan trọng nhất, đồng thời chỉ cho bạn các nguồn để bạn nghiên cứu thêm. Rất tiếc là tôi không thể bê nguyên cái giáo trình vào đây được…

Ok, chúng ta sẽ bắt đầu từ:

3.1. Cơ bản

Trước hết, vì Pru- Đầu Tư Linh Hoạt là 1 sản phẩm BHLK đơn vị nên nó vẫn mang đầy đủ các điểm chung của dòng BHLKĐV như tôi nói ở bài viết trước.

Cách thức mà sản phẩm Pru- Đầu Tư Linh Hoạt hoạt động như sau:

pru đầu tư linh hoạt hoạt động thế nào

Để ý hình trên nhé, toàn bộ phí bảo hiểm mà bạn đóng vào (sau khi trừ phí ban đầu) sẽ được đưa vào 2 Tài khoản riêng biệt (minh họa bằng 2 cái lọ). Lọ bên trái (1) gọi là Tài Khoản Cơ Bản (TKCB). Lọ bên phải (2) gọi là Tài Khoản Đầu Tư Thêm (TKĐTT).

Bạn còn nhớ chứ: “phần bảo hiểm” và “phần đầu tư” là 2 phần hoàn toàn tách biệt của bất kỳ sp BHLKĐT nào.

Thì ở đây, phần bảo hiểm nó là một phần nhỏ trong Giá Trị Tài Khoản Cơ Bản (GTTKCB) ở lọ (1). Phần này chủ yếu dùng để chi trả phí bảo hiểm rủi ro cho NĐBH.

Vậy phần còn lại trong GTTKCB dùng để làm gì nhỉ?

… Nó sẽ được gộp chung với GTTKĐTT ở lọ (2) để tạo thành một cục, và cục này chính là phần đầu tư đấy. Phần đầu tư được dùng để mua đơn vị quỹ (ĐVQ). ĐVQ là công cụ sinh lời cho người tham gia bảo hiểm.

phân bổ phí bảo hiểm sp Pru- ĐTLH

Cách phân bổ phí bảo hiểm của sản phẩm Pru-ĐTLH

Và phần đáng nói nhất có lẽ là:

3.2. Khác biệt

Ở trên là các điểm cơ bản nhất của sản phẩm Pru- Đầu Tư Linh Hoạt. Thực ra thì đây cũng là điểm chung của các sản phẩm BH-LKĐV ở các Cty khác, chúng đều có cách hoạt động tương tự nhau cả thôi.

Và giờ tôi sẽ nói sơ qua các điểm khác biệt của Pru- Đầu Tư Linh Hoạt nhé…

(1) Khác biệt về số lượng các quỹ

Nếu như các sp BHLK đơn vị của các Cty BHNT khác tại VN hầu hết chỉ có từ 2 – 3 quỹ (Manulife 6 quỹ, Dai-ichi 3 quỹ, AIA 2 quỹ); thì Pru-ĐTLH có đến 6 quỹ.

Cũng lấy từ 4 nguyên liệu cơ bản là Cổ phiếu, Trái phiếu, Tiền gửi ngân hàng & Tín phiếu kho bạc; Prudential có giải pháp pha chế riêng để tạo ra 6 quỹ PruLink.

Với mục tiêu giúp KH dễ dàng lựa chọn quỹ phù hợp cho mình một cách đơn giản nhất. Chỉ cần chọn lấy 1 trong 6 quỹ là đủ, không cần phải ngắt, phải trộn gì thêm nữa cho mất công.

Còn nếu muốn, Prudential vẫn cho phép bạn ngắt và trộn thoải mái. Vd: “40% quỹ Cổ phiếu, 60% quỹ Cân bằng” chẳng hạn.

thông tin các quỹ prulink của sp PruĐTLH

(2) Nổi bật về lịch sử đầu tư

Nếu như ở trên nói về “số lượng” (6 quỹ PruLink), thì ở đây chúng ta nói đến chất lượng.

Đó chính là lịch sử đầu tư mà sản phẩm Pru-ĐTLH đã trải qua thật sự ấn tượng. Hiện đang là sản phẩm có lịch sử đầu tư tốt nhất trong 4 sản phẩm BH LKĐV tại Việt Nam chúng ta.

Quá trình đầu tư được tiến hành và quản lý bởi Công ty Quản lý Quỹ Eastspring Investments. Là một trong những nơi quản lý đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.

lịch sử đầu tư của sản phẩm Pru-ĐTLH

(Xem thêm chi tiết ở đây).

(3) Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Sản phẩm Pru- Đầu Tư Linh Hoạt giúp Khách hàng đầu tư vào rất nhiều mã cổ phiếu tốt nhất trên TTCK Việt Nam. Thường dao động từ 25 – 40 mã BlueChip.

Tùy thời điểm, tùy thuộc vào tình hình của TTCK mà Eastspring sẽ mua thêm hay bán bớt các loại mã cổ phiếu nào. Mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận cho quỹ đầu tư.

5 mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất 04/2019 của Quỹ ENF Pru-ĐTLH

5 mã BlueChip chiếm tỷ trọng cao nhất 04/2019 của PruĐTLH

(Nguồn: Trang web Eastspring | Xem cập nhật mới nhất).

(4) Tính linh hoạt

Đúng như cái tên Pru- Đầu Tư Linh Hoạt, thì đây là một sản phẩm cực kỳ linh hoạt. Với 8 tính năng chính thể hiện tính siêu linh hoạt như sau:

tính linh hoạt của Pru- Đầu Tư Linh Hoạt

(Xem thêm ở đây).

(5) Công bố giá ĐVQ minh bạch – thường xuyên

Giá đơn vị quỹ (ĐVQ) của 6 quỹ PruLink được công bố minh bạch, cập nhật theo thời gian thực. Định giá và công bố giá với tần suất 2 lần/tuần.

tần suất giao dịch quỹ PruLink PruĐTLH

Bạn có thể chủ động xem tại trang chủ của Prudential, hoặc nhận thông báo 2 lần/tuần qua ứng dụng PruOnline:

>> Xem giá ĐVQ PruLink tại trang web Prudential.

>> Nhận thông báo qua Ứng dụng PruOnline (iOS | Android) như hình dưới:

Ứng dụng Pruonline thông báo cập nhật giá đơn vị quỹ PruLink Pru-ĐTLH

Tiếp đến là:

3.3. Các tài liệu chi tiết

Ở trên là các tóm lược chính cho sản phẩm này. Tuy nhiên, còn một số thứ tôi vẫn chưa trình bày như:

  • Thông tin chi tiết về các loại phí.
  • Các khoản thưởng, các quà tặng.
  • Ví dụ minh họa một trường hợp cụ thể (Hợp Đồng mẫu).
  • Bảng minh hoạ quyền lợi sản phẩm.
  • Quy tắc và điều khoản sản phẩm.
  • Các lưu ý chung và điều khoản loại trừ.

Vì chúng mang tính chi tiết cao hơn, nên nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu thật kỹ, hãy xem các hướng dẫn sau đây:

Thế thôi! Chỉ cần xem kỹ và nghiền ngẫm hết những điều tôi nói từ đầu bài đến đây, tôi tin là bạn sẽ nắm ít nhất 90% kiến thức của sản phẩm Pru- Đầu Tư Linh Hoạt.

Phần còn lại, có thể nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, trải nghiệm và sự va vấp nhiều với từng ngóc ngách của sản phẩm để hiểu một cách cặn kẽ hơn.

Vậy nên, tôi xin phép tổng hợp lại một số câu hỏi thường gặp nhất ở ngay bên dưới. Biết đâu có thắc mắc của bạn nằm trong số đó đấy.

Xem nào:

4. Một số câu hỏi thường gặp (FAQ)

Đây là những câu hỏi mà tôi thường xuyên nhận được từ nhiều Khách hàng, và cả các đồng nghiệp của tôi nữa. Thế nên tôi gom hết bọn chúng lại đây, ai cần thì tìm phát ra ngay, đỡ phải đi kiếm đi hỏi chi mất công.

Bạn nhấn vào từng câu hỏi bên dưới, úm ba la câu trả lời sẽ hiện ra:

(a) Phí BH cơ bản tối thiểu? STBH tối thiểu và tối đa?

– Phí BH cơ bản tối thiểu: 10 triệu/năm (nếu không có sản phẩm phụ).

– STBH tối thiểu 150 triệu/năm, STBH tối đa tùy vào thẩm định của Prudential.

(b) Sản phẩm phụ (gia tăng bảo vệ) <Nhóm 1> và <Nhóm 2> khác nhau như thế nào?

– Nhóm 1: Các sản phẩm này KHÔNG CÓ phí bảo hiểm riêng, được khấu trừ từ Phí BH rủi ro hàng tháng từ Giá trị quỹ của HĐ.

– Nhóm 2: Các sản phẩm này CÓ phí BH riêng, KHÔNG khấu trừ Phí BH rủi ro hàng tháng từ Giá trị quỹ của HĐ.

(c) Khi nào thì tôi được phép rút tiền từ tài khoản của mình?

– Sau thời hạn cân nhắc 21 ngày. Bất kỳ lúc nào bạn cần rút tiền, bạn có thể làm phiếu yêu cầu bán bớt ĐVQ để quy đổi ra tiền mặt.

(d) Khi nào thì tôi được đầu tư thêm? Số tiền cho phép tối thiểu và tối đa bao nhiêu?

– Sau thời hạn cân nhắc 21 ngày, đã đóng đủ phí BH cơ bản của tất cả các năm trước đó và đến hết năm HĐ hiện tại. Không giới hạn số lần tích lũy thêm; và

– Tối thiểu 2 triệu/lần. Mỗi năm tối đa bằng 10 lần phí BH cơ bản của năm HĐ đầu tiên.

(e) Tôi được linh hoạt đóng phí như thế nào?

– Linh hoạt đóng phí (phải làm phiếu yêu cầu) bao gồm các trường hợp:

  • (1) Tạm ngưng đóng phí: Chỉ cho phép từ năm HĐ thứ 6 trở đi. Tạm ngưng cho SP chính + SP phụ nhóm 1, KHÔNG áp dụng cho SP phụ nhóm 2.
  • (2) Tăng phí BH cơ bản: Bắt đầu được thực hiện sau thời hạn cân nhắc 21 ngày, tối đa 1 lần/năm. Cho phép tăng tối đa gấp 2 lần Phí BH cơ bản của năm đầu tiên, và không vượt quá 1/5 STBH hiện tại.
  • (3) Giảm phí BH cơ bản: Chỉ cho phép từ năm HĐ thứ 6 trở đi, tối đa 1 lần/năm. KHÔNG được giảm thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.

>> Xem chi tiết hơn tại Điều khoản 11.1, mục c. và mục i.

linh hoạt đóng phí Pru- Đầu Tư Linh Hoạt

(f) Từ năm HĐ thứ 6, nếu tôi đóng phí ít hơn Phí định kỳ thì có được dùng để mua ĐVQ không?

– Vd: Định kỳ đóng phí quý, phí BH định kỳ là 3 triệu/quý. Nếu bạn chỉ đóng vào 2 triệu, có 2 trường hợp (xem thêm Điều khoản 13.1):

  • (1) Bạn điền Phiếu yêu cầu Prudential dùng 2 triệu trên để mua ĐVQ cho bạn -> OK. Bạn điền Phiếu yêu cầu đóng 2 triệu này cho (các) SP phụ Nhóm 2 -> OK.
  • (2) Bạn không làm gì cả, thì 2 triệu kia sẽ tạm thời bị treo ở ngoài (tức để tạm vào tài khoản chờ). Khi nào bạn nộp thêm ít nhất 1 triệu nữa (đủ 3 triệu cho 1 kỳ phí), thì 3 triệu này sẽ được mang đi mua ĐVQ cho bạn.

Lời kết

Vừa rồi là tất cả những gì tôi biết về sản phẩm Pru- Đầu Tư Linh Hoạt, và có thể trình bày chúng tại bài viết này.

Hy vọng rằng những thứ trên có thể giúp ích và mang lại giá trị cho một ai đó…

>> Xem thêm các sản phẩm bảo hiểm khác, cũng như hướng dẫn để lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất ở bài viết này.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, bạn sẵn sàng giúp tôi chia sẻ đến mọi người chứ? Kéo xuống chút bạn sẽ thấy các nút Share đấy.

Còn nếu bạn thực sự quan tâm đến sản phẩm này và muốn tìm hiểu kỹ hơn, hãy đăng ký ngay để được tư vấn cụ thể:

Ngoài ra, bất kỳ điều gì chưa rõ ràng, thiếu sót nào cần được bổ sung, hoặc chỉ đơn giản là có điểm nào bạn chưa hiểu lắm… Bạn hoàn toàn có thể để lại bình luận bên dưới cho tôi, tôi sẽ giúp bạn làm rõ tất cả.

Bạn đang tham gia các hình thức đầu tư nào (BĐS, Chứng khoán, Vàng,…)? Theo bạn thì đầu tư vào sản phẩm này có ngon không? Tôi rất muốn nghe thêm những chia sẻ từ bạn!

Cảm ơn bạn rất nhiều!

>> Hữu ích: [So sánh] 1001+ Hình Thức Đầu Tư Tài Chính 2022

Trợ lý tài chính Anba —

Nhận thông báo bình luận
Thông báo qua email khi có:
guest
20 Comments
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Hai

Cho m hoi goi 12.5trieu 6thang dau la nhu nao vay

Sơn

Cho tôi hỏi vài ý sau:
– Phí bảo hiểm cơ bản sẽ vẫn còn hay bị mất sau mỗi năm? Dạng bảo hiểm cũ là đóng xong sau 1 năm sẽ mất. Không biết bảo hiểm mới này ra sao.
– Nếu không bị mất thì tôi phải đóng duy trì bao nhiêu năm mới có thể rút toàn bộ tiền của mình ra.
Vì thời hạn hợp đồng để là 99 tuổi nên tôi mới thắc mắc như trên. Mong bạn giúp giải đáp.

Hiếu Nguyễn

Chào a An Ba
Em tham gia pru-đầu tư tích luỹ 15.000.000đ đc 1 năm
Em cùng câu hỏi với a Sơn là em cần duy trì đóng bao nhiêu năm để có thể rút toàn bộ tiền đã đóng và từ đầu tư 6 Quỹ
Em cảm ơn

Dung M

Chào anh An Ba,

Em cũng có thắc mắc tương tự như anh Hiếu Nguyễn bên trên, mong nhận được phản hồi của anh ạ.

Xin cảm ơn anh.

Nguyễn Đồng

Sao không thấy trả lời của A Hiếu Nguyễn

Trần Việt Long

Bạn An cho tôi hỏi cặp nhật giá ĐVQ đến ngày 10/12/2018 là 23’51 tăng 3’54% bạn so với giá ĐVQ thời điểm nào vậy, đầu năm 2018 à bạn cho tôi biết kết quả KD quỹ Cổ phiếu 2018 sao chưa đăng và chi phí năm đầu của 2 quỹ là: Phí cơ bản và phí đầu tư thêm cụ thể là bao nhiêu sao C.ty Pru không cho khách hàng biết trên trang Thông tin này qua chia sẻ của bạn số máy của tôi ( 0912896198) vì lý do nhạy cảm nào đó bạn có thể trực… Xem thêm »

Trần Việt Long

So ri bạn An tôi xem ở mục kết quả KD quỹ ILP của bạn rồi năm 2018 kết quả – 9,2% sao ít tư vấn cho khách hàng biết cùng chi phí ban đầu 2 quỹ có phải phí cơ bản chi phí năm đầu 85% ngoài ra còn 3 khoản chi vào phí ban đầu hàng năm nữa và phí đầu tư thêm chỉ 5% đúng k và nếu công bằng kết quả KD của 05 công ty và ngân hàng thì chúng ta cần nói rõ là nếu khi gửi T.kiệm có mất khoản chi phí ban… Xem thêm »

Khuất Sâm

Bạn An ơi. Mình bắt đầu tham gia Pru -đầu tư linh hoạt thông qua ngân hàng VIB. Đóng 25tr/năm. Mình muốn hỏi sau 6 năm giá trị lợi nhuận sẽ được tính như thế nào. Cảm ơn bạn.

Trần Việt Long

Tôi thấy bạn thật dũng cảm, chưa hiểu đã xuống tiền câu hỏi của bạn khi đọc và xem kỹ trên bảng minh họa đó là dự tính và tư vấn ký cho bạn phân bổ quỹ như T.nào 100% vào phí cơ bản hay 10tr phí cơ bản còn 15 tr đầu tư 2 giả thiết này nếu giả thiết 2 thì sau 6 năm GTQ của bạn sẽ cao hơn do vậy tôi khuyên các bạn hãy học, hỏi chọn những Tư ván có tầm luôn vì q.lợi của k.hàng khi nào thật hiểu rõ cụ thể hãy… Xem thêm »