bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư nhà đầu tư thông minh

Bảo Hiểm Liên Kết Đầu Tư: chứng khoán ăn sâu BHNT

Chào bạn, bạn có biết bảo hiểm liên kết đầu tư đang là chủ đề nóng hừng hực của những ai biết đến Bảo hiểm nhân thọ!

Đặc biệt loại hình bảo hiểm này đang thu hút sự quan tâm cực kỳ lớn từ nhóm người trẻ – những người hiểu biết nhiều về tài chính.

Dân số thành thị ngày một tăng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã thúc đẩy để Bảo hiểm liên kết đầu tư trở thành một thứ hấp dẫn hơn bao giờ hết trên thị trường tài chính.

Ở các bài viết trước, tôi vẫn thường xuyên nhắc đến Nghiệp vụ bảo hiểm này, và xem nó như là một trong những cách đầu tư tiền hay nhất:

Đọc lại để có cái nhìn toàn diện hơn bạn nhé!

À, đúng ra thì tên gọi đầy đủ cho loại hình Bảo hiểm này phải là “Bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư”.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta vẫn quen gọi với cái tên ngắn gọn hơn là “Bảo hiểm liên kết đầu tư” (BHLKĐT). Hay có người còn gọi là “Bảo hiểm liên kết” (BHLK) hoặc “Bảo hiểm đầu tư” (BHĐT).

Ta cùng thống nhất chúng là một các bạn nhé.

Lưu ý:

Bài viết này trình bày về “Bảo hiểm liên kết đầu tư”. Mà đầu tư là một phạm trù khá rộng và hơi “đặc biệt” ở lĩnh vực tài chính.

Vì thế, bài viết sử dụng nhiều từ ngữ, thuật ngữ “chuyên ngành” thuộc phạm trù này.

Nếu bạn đọc gặp khó khăn với bất kỳ thuật ngữ nào, hoặc là bình luận bên dưới đặt câu hỏi cho Trợ lý tài chính, hoặc là tìm hiểu thêm ở các nguồn khác.

Tôi sẽ làm rõ từng khía cạnh của chúng ở các bài viết sau cho các bạn.

Vậy thì Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì, có điểm gì đặc sắc mà lại “hot” đến vậy?

Chúng ta bắt đầu tìm hiểu nào:

Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?

Trước hết, đây là một Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Vì thế, các sản phẩm BHLKĐT vẫn mang đầy đủ các tính năng của một sản phẩm BHNT.

Tuy nhiên, Bảo hiểm liên kết đầu tư có thêm các đặc tính riêng, những điểm nổi trội mà không bất kỳ sản phẩm BHNT truyền thống nào có được.

“Bảo hiểm liên kết đầu tư” có tên Tiếng Anh là “Investment-Linked Plan” hoặc “Investment-Linked Products”. Và thường được viết tắt cũng như được gọi tắt bởi người Việt chúng ta là sản phẩm ILP.

Với các sản phẩm này, phí bảo hiểm của Người tham gia được chia làm 2 phần tách biệt hoàn toàn: phần bảo hiểm và phần đầu tư.

Trong đó, phần đầu tư chiếm tỉ trọng chủ yếu, đúng với mong muốn của Người tham gia bảo hiểm là để đầu tư gia tăng tài sản.

Đọc lại Phần I, mục “5. Kế hoạch Đầu tư” trong bài viết về “các gói bảo hiểm nhân thọ” để dễ hình dung hơn bạn nhé!

Theo đó, phần đầu tư sẽ được Công ty bảo hiểm mang đi đầu tư vào các kênh sinh lãi tốt như Cổ phiếu, Trái phiếu, tiền gửi Ngân hàng,… để mang lại lợi nhuận cho Khách hàng của mình.

Trên thế giới, các sản phẩm Bảo hiểm liên kết đầu tư đã được biết đến cách đây hơn 30 năm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta đi muộn hơn một tí. Phải tới cuối 2006 đầu 2007, các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư mới ra đời.

So sánh xem:

1. Bảo hiểm liên kết đầu tư hơn gì BHNT truyền thống?

So với Bảo hiểm nhân thọ truyền thống, thì Bảo hiểm liên kết đầu tư có rất nhiều điểm ưu việt:

  • Đây là một giải pháp bảo vệ tài chính có khả năng sinh lợi hiệu quả (lãi suất đảm bảo hoặc không đảm bảo).
  • Số tiền bảo hiểm (STBH) lớn, hay còn nói “mệnh giá bảo hiểm cao“, tức là số tiền chi trả cho rủi ro lớn hơn, và được phép tăng giảm tùy thời điểm.
  • Thời gian được bảo hiểm dài, có thể bắt đầu từ 1 tháng tuổi và kéo dài đến 99 tuổi (trọn đời).
  • Người tham gia linh hoạt và chủ động quản lý tài chính: rút tiền, hay đầu tư thêm bất kỳ lúc nào, hoặc tăng giảm số tiền đầu tư.

Vậy thì:

2. BHLKĐT có những tính chất gì?

Bảo hiểm liên kết đầu tư mang 2 tính chất quan trọng nhất đó là: tính minh bạch và tính linh hoạt. Cụ thể:

– Tính minh bạch cao:

Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) luôn cung cấp đầy đủ, chính xác và công khai các thông tin liên quan tới quỹ đầu tư.

Các hoạt động đầu tư, chi phí quản lý và lợi nhuận của quỹ đều được tách biệt và công bố chi tiết với Khách hàng.

Do vậy, Khách hàng có thể biết rõ phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Họ có thể thường xuyên theo dõi và cập nhật tình trạng Quỹ đầu tư của mình.

– Tính linh hoạt:

Cho phép Khách hàng được hoán đổi giá trị các quỹ đầu tư trong suốt thời hạn hợp đồng tùy theo nhu cầu của mình (đối với Bảo hiểm liên kết đơn vị).

Khách hàng có thể điều chỉnh phí bảo hiểm (rút bớt, đóng thêm, tăng/ giảm), số tiền bảo hiểm, bổ sung hay giảm bớt các quyền lợi bổ trợ khác.

Và:

3. BHLKĐT có những lợi ích nào?

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm liên kết đầu tư là yêu cầu phát triển thị trường. Đồng thời cũng là hướng đi mang lại nhiều lợi ích cho các bên, cho cả thị trường Bảo hiểm nhân thọ, thị trường Chứng khoán và đặc biệt là cho Nhà đầu tư (NĐT), cụ thể:

– Về cấp độ đầu tư:

Nếu đầu tư trực tiếp thông thường để đạt hiệu quả cao NĐT cần: nguồn vốn lớn, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm đầu tư và dành nhiều thời gian.

Còn với Bảo hiểm liên kết đầu tư, chỉ cần một khoản tiền nhỏ, Khách hàng có cơ hội đầu tư vào nhiều danh mục đầu tư khác nhau như Cổ phiếu (hàng chục mã BlueChip đa dạng), Trái phiếu,… tùy theo mục tiêukhẩu vị rủi ro của mình.

– Về mức độ lợi nhuận và rủi ro:

Tham gia Bảo hiểm liên kết đầu tư, NĐT không cần tốn công sức. Việc quản lý đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn cao từ các Công ty quản lý quỹ đảm nhận.

Việc này là một hình thức ủy thác đầu tư, dạng quỹ mở. Theo đó, NĐT đã chuyển giao việc đầu tư cho DNBH, họ sẽ đa dạng hóa các danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro cũng như tối đa lợi nhuận cho NĐT.

Nhờ những đặc điểm, tính chất và lợi ích tuyệt vời như tôi đã nêu ở trên, Bảo hiểm liên kết đầu tư là lựa chọn hàng đầu như một kênh đầu tư của đa số người trẻ, hiểu biết nhiều về tài chính, chứng khoán, công nghệ.

Đặc biệt, loại hình Bảo hiểm này thu hút được đông đảo các NĐT cá nhân đẳng cấp, các Giám đốc, chủ doanh nghiệp lớn. Họ có tài sản nhàn rỗi nhiều, nhưng không đủ thời gian hoặc kinh nghiệm dành cho việc đầu tư.

Ngoài ra, hiện nay mặt bằng lãi suất trái phiếu chính phủ giảm khiến lãi suất tiết kiệm của ngân hàng giảm dần theo thời gian. Điều này làm cho Bảo hiểm liên kết đầu tư càng trở nên hấp dẫn hơn.

Qua đó, bạn đã hiểu thế nào là bảo hiểm liên kết đầu tư và những điểm nổi trội của nó rồi chứ?

Giờ chúng ta tìm hiểu xem bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư có các sản phẩm nào nhé:

Các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư

2 dạng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư trên thị trường hiện nay:

Cả 2 dạng sản phẩm này đều thuộc Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư. Vì thế chúng mang đầy đủ các đặc điểm mà trolytaichinh trình bày ở trên.

Tuy nhiên, chúng có nhiều điểm khác nhau, dựa trên cơ sở mức độ được phép can thiệp của Người tham gia Bảo hiểm, mức lãi suất và sự đảm bảo lãi suất.

Nhưng tôi thấy hầu hết mọi người vẫn chưa phân biệt được 2 dạng sản phẩm “đầu tư” này. Đa số đều đánh đồng tất cả chúng như là “Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị”.

Vì vậy, bạn nên đọc kỹ phần này để không bị nhầm lẫn. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn khi tham gia các sản phẩm “đầu tư”.

Rồi, chúng ta sẽ cùng đi chi tiết xem chúng là gì và khác nhau như thế nào:

1. Bảo hiểm liên kết chung (UL)

Trước tiên, sản phẩm này thuộc Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.

Phí bảo hiểm vẫn được chia làm 2 phần, riêng phần đầu tư sẽ được đầu tư vào vào các kênh có lãi suất tốt với tỉ lệ khá an toàn.

Khách hàng được biết rõ phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Nhưng KHÔNG có quyền can thiệp để thay đổi quỹ hay tỉ lệ, việc này là của Công ty bảo hiểm.

Đây là sản phẩm bảo hiểm có cam kết chia lãi. Lãi suất tốt hơn so với Bảo hiểm nhân thọ truyền thống (hỗn hợp) nhưng thấp hơn Bảo hiểm liên kết đơn vị, đổi lại lãi suất sẽ được đảm bảo ở một mức nhất định.

Giá trị tài khoản hợp đồng được quản lý bởi quỹ liên kết chung, có tỉ lệ chia lãi cạnh tranh và được công bố minh bạch cho Khách hàng.

2. Bảo hiểm liên kết đơn vị (ULIP)

Nhắc lại, sản phẩm này cũng thuộc Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.

Phí bảo hiểm vẫn được chia làm 2 phần. Tuy nhiên phần đầu tư sẽ được đầu tư vào các kênh có lãi suất cao với nhiều tỉ lệ nhằm tối đa lợi nhuận cho Khách hàng.

Công ty Bảo hiểm (cụ thể là Công ty quản lý quỹ) đã phân bổ (setup) sẵn các quỹ riêng biệt. Mỗi quỹ sẽ đầu tư chủ yếu vào các danh mục nào, với tỉ lệ bao nhiêu (danh mục: Cổ phiếu, Trái phiếu, Ngân hàng,…). Đa phần các công ty đều hỗ trợ 2-3 quỹ, hay như Prudential có đến 6 quỹ. Các quỹ phân theo từng mức độ mạo hiểm hay an toàn.

Khách hàng được biết rõ phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Đặc biệt là họ được phép chọn và ra lệnh cho Cty bảo hiểm để đầu tư vào các quỹ nào với từng tỉ lệ nhất định.

Tùy khẩu vị rủi ro của mỗi Khách hàng, bạn được phép chuyển đổi linh hoạt tiền của mình giữa các quỹ. Lưu ý, quỹ có lợi nhuận lớn thì đi kèm cũng là mức độ rủi ro cao hơn.

Vì thế sản phẩm này KHÔNG cam kết chia lãi. Tuy nhiên lãi suất là tốt nhất trong tất cả các loại sản phẩm BHNT (cao hơn cả Bảo hiểm liên kết chung ở trên).

Giá trị tài khoản hợp đồng (GTTKHĐ) mà Khách hàng nhận được phụ thuộc vào giá trị đơn vị quỹ mới nhất của các quỹ đầu tư tại thời điểm KH muốn rút tiền (không cam kết). GTTKHĐ được quản lý bởi quỹ liên kết đơn vị.

Giá trị đơn vị quỹ được công bố minh bạch và cập nhật thường xuyên trên “Cổng thông tin của Cty quản lý quỹ”. Thường được chốt giá và công bố 1-2 lần/tuần.

>> Bảng so sánh tóm tắt những điểm khác nhau của “2 dạng sản phẩm Bảo hiểm liên kết đầu tư” vừa trình bày:
BH LK CHUNG BH LK ĐƠN VỊ
Đầu tư vào các kênh lãi suất tốt và an toàn. Đầu tư vào các kênh lãi suất rất tốt.
Khách hàng KHÔNG được phép chọn Quỹ đầu tư. Khách hàng được chọn Quỹ đầu tư và chọn tỉ lệ.
Cam kết chia lãi ở mức nhất định. KHÔNG cam kết chia lãi.
Lãi suất tốt trung bình. Lãi suất tốt nhất.

Đến đây, trolytaichinh.com hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư và 2 dạng sản phẩm của nó.

Bạn có muốn biết các công ty bảo hiểm nào đang phát hành các sản phẩm “đầu tư” này không?

Câu trả lời nằm ngay sau đây:

Các công ty bảo hiểm có cung cấp BHLKĐT

Hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chúng ta đều cho ra mắt các sản phẩm “đầu tư”.

Bởi đây chính là xu hướng của thị trường bảo hiểm nhân thọ ngày nay và sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Các sản phẩm “đầu tư” ngày càng tăng tỉ trọng doanh thu phí bảo hiểm ở các Công ty. Và đang dần được định hướng là sản phẩm chủ lực của họ.

Bởi các sản phẩm này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho Khách hàng. Vừa được tiết kiệm, vừa được bảo vệ mà còn được đầu tư để gia tăng tài sản. Đặc biệt hơn đó chính là sự linh hoạt của dòng sản phẩm bảo hiểm này.

Và cụ thể là:

1. Các công ty có sản phẩm bảo hiểm liên kết chung

Như tôi đã nói, các sản phẩm Bảo hiểm liên kết chung xuất hiện ở thị trường BHNT Việt Nam được khoảng hơn 10 năm nay. Đây là thời điểm bắt đầu cho loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư.

Đến nay, đã có 16 trong số 18 Công ty BHNT tại Việt Nam đang cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm liên kết chung.

Trong đó, Prudential Việt Nam là công ty tiên phong triển khai dòng sản phẩm này (Pru- An Tâm Trọn Đời). Theo thời gian, dòng sản phẩm này liên tiếp khẳng định hiệu quả đầu tư mang lại cho Khách hàng.

Và:

2. Các công ty có sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị

Các sản phẩm Bảo hiểm liên kết đơn vị được triển khai khá muộn, và cũng rất khiêm tốn các DNBH hỗ trợ dòng sản phẩm này.

Cụ thể, phải đến đầu năm nay (2018), một số DNBH nhân thọ mới tái “kích hoạt” Bảo hiểm liên kết đơn vị.

Và cho đến nay, mới chỉ có 4 Công ty BHNT ở Việt Nam được Bộ tài chính cấp phép kinh doanh sản phẩm Bảo hiểm liên kết đơn vị:

>> Xem thêm toàn bộ về Bảo Hiểm Manulife: 6 nhóm 23 gói + 2 quỹ mở?

… Nguyên nhân khiến mức độ phổ biến của Bảo hiểm liên kết đơn vị chưa cao là bởi những đặc thù riêng:

  • Sản phẩm Bảo hiểm liên kết đơn vị còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường tài chính, tình hình kinh tế và quan trọng là chiến lược công ty.
  • Sản phẩm này cũng không phải là sản phẩm bảo hiểm được bán đại trà, mà có những lựa chọn phân khúc Khách hàng nhất định.

Thế nên, Bảo hiểm liên kết đơn vị giai đoạn này chỉ mới được triển khai chủ yếu ở các thành phố lớn và được bán bởi đội ngũ đại lý có kinh nghiệm ̣(yêu cầu có chứng chỉ đào tạo riêng cho sản phẩm này). Tương lai sản phẩm này sẽ ngày càng rộng khắp để đem đến nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người.

Lời kết

Cuối bài rồi, giờ thì bạn đã hiểu hết những gì liên quan quan đến Bảo hiểm liên kết đầu tư chưa nhỉ?

Bạn nhớ phân biệt 2 dòng sản phẩm khác nhau của loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư gồm: “Bảo hiểm liên kết chung” và “Bảo hiểm liên kết đơn vị” nhé!

Trolytaichinh đã cố gắng để bài viết này mang đầy đủ những gì bạn cần, mà xúc tích nhất có thể.

Tuy nhiên, vì chúng ta bàn đến một khía cạnh khá “chuyên môn” về Tài chính, nên sẽ không tránh khỏi sự “lý thuyết” dài dòng.

Vì vậy nếu có thắc mắc hay góp ý gì, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới, tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể gửi đến bạn.

Nếu bạn thấy hứng thú với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư và cần được giải thích chi tiết, tôi sẽ giúp:

Đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là các sản phẩm BHLKĐT là sự đầu tư khôn ngoan ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, còn đến hàng tỉ cách đầu khác mà bạn có thể quan tâm…

>> Xem ngay: [So sánh] 1001+ Hình Thức Đầu Tư Tài Chính 2019.

À, đừng quên chia sẻ những kiến thức đầu tư hữu ích ở bài này cho bạn bè và người thân của mình nhé, họ cũng đang rất cần đấy!

Cuối cùng, gởi lời cảm ơn chân thành đến bạn và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo!

Bài viết tiếp theo, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn một số khái niệm tài chính như: thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư (quỹ đóng, quỹ mở),… Cùng chờ xem nhé!

>> Như đã hứa, bài viết này dành cho bạn: Quỹ đầu tư là gì? Có nên đầu tư vào quỹ mở không?

Trợ lý tài chính Anba —

Nhận thông báo bình luận
Thông báo qua email khi có:
guest
8 Comments
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
View all comments
cuong

Vậy bạn cho mình hỏi hình thức này có giống đầu tư vào quỹ mở không? Nếu giống thì nên tách bảo hiểm nhân thọ riêng ra, còn số tiền muốn đầu tư thì đầu tư vào quỹ mở của chính công ty BHNT đó thì cái nào có lợi hơn? Cám ơn bạn !

cuong

Cám ơn câu trả lời của An Ba, vì theo lời tư vấn của bên đại lý Manulife mà mình đã mua BHNT trước đây họ giới thiệu sản phẩm mới có hình thức đầu tư này , nhưng theo thông tin trên web thì quỹ mở của họ đã giải thể năm 2014, không còn niêm yết trên TTCK, nhưng vẫn có thể theo dõi giá trị đơn vị quỹ trên trang web chính của họ. Vì tham khảo các quỹ mở khác thì khi mua ccq họ chỉ lấy tối đa 3%, còn qua đai lý của manu… Xem thêm »

cuong

Cám ơn bạn đã giải thích rõ ràng và đầy đủ cho mình, Chúc cho trang web của bạn ngày càng có nhiều người truy cập. Rất nhiều thông tin hữu ích cho mình và cho những ai quan tâm đến tài chính.

Kim My

Cho em hỏi là bảo hiểm liên kết đầu tư của prudentail so với dai-ichi và asia như thế nào. ( so sánh giữ prudentail với hai công ty trên ) . Em cảm ơn ạ