luật kinnh doanh bảo hiểm nhân thọ

Luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ – quyền lợi 21 ngày?

Chào các bạn, bài viết này sẽ trình bày về luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Một khi đã bàn đến luật, nó sẽ là thứ gì đó cứng nhắc và khô khan.

Vì vậy, có thể đây là bài viết khá chán và buồn ngủ.

Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng tóm gọn hết sức có thể.

Chỉ chắt lọc những điều cần lưu ý và quan trọng nhất để bạn dễ nắm bắt.

Cuối bài tôi cũng có đính kèm Văn bản gốc đầy đủ của bộ luật kinh doanh bảo hiểm, cái này sẽ dành cho nhưng ai muốn tìm hiểu kỹ hơn và sâu hơn về luật bảo hiểm nhân thọ.

>> Tham khảo: Tất tần tật những điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ.

Thôi, vào đề nào…

Dẫu bạn là người làm trong ngành bảo hiểm.

Hay bạn là người ngoài ngành nhưng đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về các quy định của bảo hiểm.

Việc tìm hiểu về luật bảo hiểm nhân thọ là rất cần thiết. Bất kỳ điều gì, khi đã nắm được luật thì chúng ta sẽ luôn là người có lợi thế.

Chơi cũng có luật chơi, vậy thì bảo hiểm cũng có luật của bảo hiểm.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều quan trọng nhất trong luật bảo hiểm nhân thọ nhé.

Trước tiên thì:

Tại sao phải có luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ?

Như tôi vừa nói, chơi còn có luật chơi. Và…

Luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, ra đời với những mục đích sau:

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nhân thọ.
  • Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
  • Góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm

>> Theo LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000:

  • 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
  • 2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.
Tham khảo thêm Văn bản Luật bảo hiểm nhân thọ chi tiết ở cuối bài bạn nhé!

Đó là những nguyên tắc chung, còn riêng doanh nghiệp bảo hiểm, cần:

Lưu ý về luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đối với DNBH

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định rất chặt chẽ trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm.

Sau đây là 2 lưu ý lớn nhất mà DNBH (công ty bảo hiểm) cần biết:

  • 1/ Vốn pháp định tối thiểu để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng.
  • 2/ Các thay đổi về người quản lý điều hành, trụ sở và chi nhánh văn phòng kinh doanh, vốn điều lệ, nội dung và thời gian hoạt động, mua bán sát nhập, giải thể… phải được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Bạn thấy đó, hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam mình đều là Doanh nghiệp ngoại.

Tuy nhiên gần như mọi hoạt động của họ đều được quản lý bởi Bộ Tài chính và Pháp luật Việt Nam, điều này giúp bảo vệ toàn bộ quyền lợi của khách hàng.

Tham khảo thêm Văn bản Luật bảo hiểm nhân thọ chi tiết ở cuối bài bạn nhé!

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm là vậy, còn đối với bên mua bảo hiểm thì sao?

Lưu ý về luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đối với BMBH

  • 1/ Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.
  • 2/ Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải bồi trường trong các trường hợp sau:
  • Người được bảo hiểm (NĐBH) chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
  • NĐBH chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
  • NĐBH chết do bị thi hành án tử hình.

Thế nên, tôi vẫn thường nói vui với Khách hàng của mình:

Nếu muốn tự tử, thì ráng đợi qua 2 năm rồi chơi, chứ tự tử trước 2 năm là lỗ à nha ^^.

Bởi không nắm rõ những điều trên, nên mới có người nói Bảo hiểm nhân thọ là lừa đảo.
Tham khảo thêm Văn bản Luật bảo hiểm nhân thọ chi tiết ở cuối bài bạn nhé!

Có một điều khoản cực kỳ quan trọng, người tham gia nên nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình:

Luật chung đối với tất cả các công ty bảo hiểm nhân thọ: Thời hạn cân nhắc 21 ngày

Các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đều phải áp dụng một quy tắc chung như sau:

  • Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, sẽ có thời gian cân nhắc là 21 ngày kể từ ngày nhận được bộ Hợp đồng bảo hiểm.
  • Trong thời gian này, khách hàng được rút lại toàn bộ số tiền đã đóng nếu không đồng ý tiếp tục tham gia.
  • Sau 21 ngày khách hàng muốn hủy bỏ hợp đồng sẽ nhận được giá trị hoàn lại tương ứng với thời điểm hủy hợp đồng.

Luật này ra đời nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Lợi ích mà luật này mang lại cho bạn là cực kỳ lớn.

Ngay cả khi bạn chưa rõ hoàn toàn, bạn vẫn có thể được bảo vệ ngay từ lúc ấy.

Đây là khoảng thời gian mà bạn được bảo vệ MIỄN PHÍ, cho phép dùng thử và đổi trả trong vòng 3 tuần.

Trong thời gian này, bạn có quyền tìm hiểu kỹ hơn, cân nhắc lại và thay đổi ý định nếu muốn mà không tốn một xu nào.

Quá hời cho một cuộc tình chứ hả?

Vậy thì, giữa việc “suy nghĩ tiếp chưa được bảo vệ” và “suy nghĩ tiếp vẫn đươc bảo vệ“, bạn chọn cái nào?

Lời kết

Những điều tôi nêu trong bài viết này chỉ là một phần rất nhỏ được trích ra từ bộ luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Đó là những thứ cần lưu ý nhất mà tôi muốn gửi đến bạn.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hết về các luật bảo hiểm nhân thọ, bản hãy tải về và tìm hiểu thêm các Văn bản này:

-> File PDF: Luật số 24/200 0/QH10 của Quốc hội: Kinh doanh Bảo hiểm.

-> File PDF: Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 sửa đổi của Quốc hội.

Nếu có sai sót hay cần bổ sung gì, hãy bình luận hay để lại câu hỏi của bạn bên dưới.

>> Xem thêm: Cách lựa chọn các gói Bảo hiểm nhân thọ phù hợp nhất.

Cuối cùng, cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Và đừng quên chia sẻ cho mọi người về Luật bảo hiểm nhân thọ này bạn nhé.

Nhận thông báo bình luận
Thông báo qua email khi có:
guest
9 Comments
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Minh Phượng

Cảm ơn thông tin bài viết.
Em muốn hỏi sự khác nhau giữa điều trị nội trú và điều trị ngoại trú là gì ạ?

Ngọc Phan

Bài viết rất hay .Cho mình hỏi mình có mua bhnt aviva ngày 5/5/2019 vì mình có hồ sơ bệnh nên nộp cho nvbh luôn.Tới nay mình chưa nhận được hợp đồng mình có hỏi nhân viên bên mình mua thì nói hồ sơ đăng thẩm định chưa có kết quả mà giờ đã 21 ngày .Vậy mình có lấy lại được tiền k ạ vì mình muốn hủy hợp đồng mà nv cứ nói đang thẩm định k hủy được đợi hợp đồng chính thức rồi hủy.Mình k biết sau luôn!!!

Ngoc Phan

Cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của mình! Vâng! mình đã đóng phí và có biên lai thu phí.Mình có hỏi người bán bảo hiểm cho mình sao thẩm định lâu thì họ nói là do hồ sơ mình có bệnh nên mới lâu chứ hồ sơ sạch là xong lâu rồi.Mình chưa có nhận được hợp đồng nhưng hôm mình đóng phí 20 triệu /năm thì Chị nhân viên đó lại nhà mình và cho ký tên liên tục vào hồ sơ .Tất cả là 6 chữ ký và mình không có đọc nội dung. Giờ mình… Xem thêm »

Ngoc Phan

Cảm ơn An Ba đã trả lời câu hỏi của mình sớm nhất nhé !
-Do người bán là người quen biết nên tin tưởng ký.Ký xong chờ mãi không thấy hợp đồng mới nhớ lại mình ký 6 chữ ký kia là ký vào văn bản gì hay là hợp đồng BH gì cũng k biết luôn.Để mình sắp xếp tới văn phòng công ty bảo hiểm hỏi .
-Chúc An Ba 1 ngày làm việc vui vẻ nhé !!!

Thuận

Em xin hỏi cách tính giá trị còn lại của hợp đình a. Anh chị em nào biết chỉ em với ạ. Em cảm ơn !

Trang

quyền lợi bảo vệ trong 21 ngày cân nhắc được bao nhiêu % so với STBH ạ? còn quyền lợi bảo vệ nào khác so với quyền lợi của HĐ sau khi hết thời gian cân nhắc.