hướng dẫn vay tín chấp VPBank online và lưu ý

Cách vay tín chấp VPBank online đến 200 TRIỆU ngon lành

Chào bạn, hôm nay tôi xin gửi đến bạn bài hướng dẫn vay tín chấp VPBank online, tất nhiên là không cần phải thế chấp gì cả bạn ạ!

Như bạn cũng đã biết đến các đơn vị cho vay tín chấp khác như: Tima, Cashwagon hay MAFC mà tôi từng đề cập trong các bài viết trước.

Vậy thì ở đây bạn sẽ có thêm một lựa chọn khác, mà tôi nghĩ có thể bạn sẽ rất hài lòng. Thế nên tôi làm bài phân tích chi tiết này để giúp bạn hiểu rõ về giải pháp vay tín chấp VPBank.

Bài viết này giải quyết được một số thắc mắc hay câu hỏi của bạn liên quan đến: có nên vay tín chấp VPBank, lãi suất & tốc độ giải ngân ra sao, các bước đăng ký vay online như thế nào, cần lưu ý những gì…

Okie, tất cả chúng được tôi tóm tắt lại theo mục lục này:

1. Có nên vay tín chấp VPBank?

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc trước khi muốn vay tín chấp VPBank. Có thể vì họ còn cân nhắc giữa VPBank với các đơn vị cho vay khác…

Thế nên, ở đây Trợ Lý Tài Chính xin tóm lược những điểm chính yếu nhất của hình thức Vay tín chấp VPBank online. Từ đó bạn sẽ dễ dàng so sánh cũng như đưa ra lựa chọn tốt nhất cho riêng mình.

Khi vay tín chấp VPBank bạn không cần thế chấp tài sản nào cả. Ngân hàng VPBank cũng không giữ bất cứ giấy tờ nào của bạn.

Bạn không cần phải tới ngân hàng, và chỉ khi hồ sơ được phê duyệt bạn mới cần ký hồ sơ.

Một số ưu điểm của hình thức vay tín chấp VPBank online:

  • Đăng ký vay online không cần đến ngân hàng.
  • Giải ngân trong vòng 3 – 5 ngày.
  • Lãi suất vay tín chấp khá tốt dao động từ 16% – 35%/năm.
  • Số tiền vay linh hoạt từ 20 – 200 triệu.
  • Kỳ hạn vay tùy chọn từ 12 – 60 tháng (tức từ 1 – 5 năm).

Tất cả những điều này bạn sẽ được nhân viên VPBank tư vấn kỹ càng. Bao gồm thông tin về số tiền vay cũng như số tiền cần thanh toán hàng tháng phù hợp với nguồn tài chính của bạn.

Vậy theo bạn, có nên vay tín chấp tại Ngân hàng VPBank không nhỉ?

Tất nhiên, còn phải coi thử có được vay không đã:

2. Điều kiện vay tín chấp VPBank?

Điều kiện trước tiên, Khách hàng cần vay nằm trong độ tuổi: 24 – 50 tuổi.

Hiện tại, vay tín chấp VPBank gồm các gói vay tín chấp dành cho 2 nhóm Khách hàng chính: Khách hàng có thu nhập từ lương & Khách hàng cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể.

(1) Khách hàng có thu nhập từ lương là khách hàng đang công tác tại các doanh nghiệp, nhận lương bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Thu nhập từ 4.5 triệu/tháng trở lên.

Hồ sơ cần chuẩn bị (nếu bạn là KH có thu nhập từ lương):

  • CMND (hoặc Hộ chiếu/ Thẻ căn cước).
  • Sổ hộ khẩu (hoặc Đăng ký tạm trú/ Bằng lái xe).
  • Bản sao Quyết định/ Hợp đồng lao động.
  • Sao kê Lương/Hợp đồng lao động.
  • Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

(2) Khách hàng tự doanh là các cá nhân kinh doanh tại chợ hoặc các tuyến phố hoặc làng nghề.

Hồ sơ cần chuẩn bị (nếu bạn là KH tự doanh):

  • Bản sao CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước.
  • Chứng từ chứng minh nơi ở hiện tại.
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập & kinh doanh.

Cơ bản là vậy. Tất nhiên bạn sẽ được nhân viên VPBank tư vấn thêm, nếu có yêu cầu đặc biệt nào họ sẽ nói rõ khi bạn đăng ký.

Và sau đây tôi xin hướng dẫn:

3. Quy trình vay tín chấp VPBank

Đăng ký vay tín chấp VPBank online với quy trình bao gồm 4 bước đơn giản sau:

  • (1) Bạn đăng ký thông tin và gửi hồ sơ online 100%.
  • (2) Nhân viên VPBank gọi điện tư vấn khoản vay.
  • (3) VPBank thẩm định và phê duyệt hồ sơ của bạn.
  • (4) Giải ngân vào tài khoản của bạn.

Sau đây chúng ta sẽ đi chi tiết từng bước một nhé:

Bước 1: Điền thông tin và nộp hồ sơ đăng ký

NHẤP VÀO ĐÂY (hoặc bất kỳ nút màu xanh nào trong bài) để vào trang đăng ký vay tín chấp VPBank online.

Tiếp theo, trolytaichinh.com chia thành 6 bước nhỏ để bạn tiện theo dõi và làm theo:

1 – Nhập khoản tiền bạn cần vay và các thông tin cơ bản:

điền thông tin đăng ký vay tín chấp VPBank

Sau khi điền xong các thông tin cơ bản như họ tên, sđt, năm sinh, địa chỉ, nguồn thu nhập… bạn đánh dấu tick vào nút “Tôi không phải là người máy”, rồi nhấn nút VAY NGAY.

2 – Nhập thông tin cá nhân:

Bước này đơn giản thôi, bạn chỉ cần nhìn theo CMND (hay căn cước) của mình để điền các thông tin cá nhân cơ bản => nhấn TIẾP TỤC.

3 – Cung cấp thông tin chi tiết:

Tiếp theo, bạn cần điền các thông tin chi tiết hơn về trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nhà ở, địa chỉ.

Nên chọn người thân làm người tham chiếu để khả năng duyệt hồ sơ của bạn cao hơn. Chỗ này bạn có thể để tên bạn bè của mình cũng được.

Kiểm tra xem đã điền đầy đủ và chính xác chưa, sau đó nhấn TIẾP TỤC.

4 – Cung cấp thông tin tài chính:

Ở bước này, bạn sẽ thấy khoản vay của VPBank dành cho 2 nhóm đối tượng là khách hàng đi làm hưởng lương và khách hàng tự doanh.

Đối với mục Đi làm hưởng lương khi điền vào ô Ước tính chi tiêu hàng tháng thì số tiền này không nên vượt quá 35% thu nhập hàng tháng của bạn để hồ sơ có tỷ lệ duyệt cao.

Nếu bạn là đối tượng vay ở mục Chủ doanh nghiệp hoặc Hộ kinh doanh thì khi điền vào ô thu nhập bạn nên gia tăng một chút để khả năng vay cao hơn.

=> Nhấn TIẾP TỤC để chuyển sang bước tiếp theo.

5 – Xác nhận đăng ký:

Xuất hiện một hộp thoại xác nhận thông tin đăng ký. Nếu bạn chắc chắn với thông tin đã đăng ký, nhấnút “XÁC NHẬN” để xác thực thông tin đăng ký.

Lúc này VPBank sẽ gửi 1 tin nhắn SMS đến SĐT mà bạn đăng ký. Bạn điền mã OTP rổi nhấn TIẾP TỤC.

6 – Gửi hình ảnh hồ sơ với các giấy tờ cần thiết:

Ở bước này, bạn cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ liên quan, chụp ảnh rồi gửi lên hệ thống online của VPBank. Gồm 4 hay 5 mục như sau:

– Chứng minh thông tin cá nhân: Bạn tải lên 1 trong các loại giấy tờ: CMND, Hộ chiếu, căn cước công dân. Chụp ảnh và tải lên đủ cả 2 mặt bạn nhé.

– Chứng minh nơi ở: Bạn cần tải lên sổ hộ khẩu hoặc bằng lái xe. Chú ý nên tải lên từng trang một, bao gồm cả trang bìa.

– Chứng minh nơi ở hiện tại: Bạn cần tải lên 1 trong các giấy tờ như: Giấy xác nhận tạm trú, sổ tạm trú hoặc các giấy tờ hóa đơn dịch vụ… để xác nhận nơi bạn đang sống và làm việc.

– Chứng minh tài chính: Nếu bạn là khách hàng đi làm hưởng lương bạn cần tài lên bản sao kê lương. Còn nếu là khách hàng kinh doanh, bạn cần upload Hóa đơn thuế/ Biên lai thuế.

Để lấy sao kê lương, bạn liên hệ ngân hàng nơi bạn mở thẻ (bất kỳ chi nhánh nào), đề nghị họ sao kê cho bạn 3 tháng lương gần nhất.

Chú ý cuối bản sao kê cần có chữ ký của nhân viên ngân hàng và dấu tròn của chi nhánh ngân hàng bạn nhé.

– Chứng minh công việc (nếu là khách hàng đi làm hưởng lương): Bạn cần tải lên hợp đồng lao động với công ty hoặc quyết định nâng lương/ bổ nhiệm.

Sau khi tải lên xong các giấy tờ trên, bạn nhấn vào nút HOÀN TẤT để hoàn thành hồ sơ đăng ký vay tín chấp VPBank online.

Và bạn sẽ nhận được thông báo như hình dưới tức là bạn đăng ký xong. Chúc mừng bạn!

thông báo hoàn tất hồ sơ đăng ký vay vpbank

>> Gợi ý thêm: Trong quá trình điền thông tin cần nhiều giấy tờ khác nhau. Nếu chưa kịp điền và tải lên đầy đủ hồ sơ, bạn có thể thoát ra và Quay Lại Trang Đăng Ký vào lần sau để bổ sung tiếp ngay tại nơi bạn đang làm lở dở… Lúc này, bạn nhấn vào nút BẠN ĐÃ ĐĂNG KÝ? (ở trên cùng bên phải của trang) để bổ sung thông tin còn thiếu mà không cần đăng ký lại từ đầu.

tiếp tục đăng ký, xem trạng thái hồ sơ vay tín chấp VPBank

Điền SĐT mà bạn đã đăng ký trước đó rồi nhấn TIẾP TỤC. Điền mã OTP sau đó nhấn TIẾP TỤC ĐĂNG KÝ để bổ sung tiếp hồ sơ của mình.

Bước 2: Nhân viên VPBank gọi điện tư vấn khoản vay

Sau khi hoàn thành đơn đăng ký vay tín chấp VPBank online như hướng dẫn trên, bộ phận thẩm định ngân hàng VPBank sẽ gọi cho bạn theo số 02473 056 600 để tư vấn gói vay, lãi suất và bổ sung hồ sơ nếu còn thiếu để sớm hoàn thành các bước vay vốn.

Bạn nhớ chú ý điện thoại của mình sau khi đăng ký để nhận cuộc gọi từ VPBank nhé.

Sau đó, nếu như bạn đã hoàn toàn chấp thuận và hiểu rõ về khoản vay của mình, phần việc còn lại VPBank sẽ xúc tiến để hoàn tất khoản vay cho bạn.

Bước 3: VPBank thẩm định và phê duyệt hồ sơ

Sau khi hoàn thành đầy đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết, thì hồ sơ vay vốn của các bạn sẽ được chuyển đến bộ phận thẩm định. Sau 1 – 2 ngày từ khi nộp hồ sơ thì bạn sẽ biết được kết quả.

VPBank thẩm định hồ sơ của bạn dựa theo một số yếu tố sau:

  • Khả năng tài chính: yếu tố chính để xác định khả năng trả lãi và gốc của bạn. Nếu vay theo lương VPBank sẽ căn cứ theo bảng lương mà bạn đã cung cấp.
  • Nơi ở hiện tại: Việc xác minh nơi ở cũng là việc quan trọng để đánh giá thu nợ sau này, hộ khẩu ở khu vực trung tâm sẽ có nhiều ưu tiên hơn.
  • Điểm tín dụng: Nếu hồ sơ tín dụng của bạn sạch, không có nợ xấu cũ hoặc quá trình thanh toán trước đây đúng hạn  thì hồ sơ của bạn được chấp nhận dễ dàng.

Thực tế thì bước này bạn không cần phải làm gì cả. Chỉ việc đợi VPBank phê duyệt xong và gửi thông báo đến bạn ngay sau đó.

Bước 4: Giải ngân vào tài khoản của bạn

Nếu hồ sơ được duyệt, bạn sẽ được ký hợp đồng vay vốn và được VPBank giải ngân ngay trong ngày.

Bạn có thể nhận trực tiếp khoản giải ngân tại các chi nhánh của ngân hàng VPBank trên toàn quốc hoặc VPBank sẽ chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Vì vậy để thuận tiện nhất, bạn nên chuẩn bị sẵn một tài khoản ngân hàng để nhận tiền vay. Có của mình luôn thì càng tốt, còn không thì dùng nhờ tài khoản của bạn bè hay người thân cũng được.

>> Tham khảo thêm: Top 5+ đơn vị cho VAY TÍN CHẤP tốt nhất năm 2020.

4. Tra cứu khoản vay tín chấp VPBank

Để tra cứu xem khoản vay của mình tại ngân hàng VPBank có được phê duyệt hay không, bạn cũng có thể xem nhanh ngay tại trang đăng ký luôn.

Nhấn vào ô TRẠNG THÁI HỒ SƠ (ở phía trên cùng của trang đăng ký) để kiểm tra đơn vay của bạn.

tiếp tục đăng ký, xem trạng thái hồ sơ vay tín chấp VPBank

Lúc này một hộp thoại hiện ra, bạn nhập họ tên và số điện thoại đăng ký ban đầu sau đó nhấn GỬI. Nhập mã OTP nhận được qua tin nhắn rồi nhấn GỬI để xem trạng thái đơn vay tín chấp VPBank của mình.

Nếu bạn có thắc mắc gì về khoản vay của mình: tại sao lâu được duyệt, tại sao bị từ chối, đã thành công sao lâu nhận được tiền… Bạn có thể gọi vào tổng đài của VPBank 1900545415 để hỏi trực tiếp nhé.

5. Thanh toán khoản vay tín chấp VPBank

Bạn có thể thanh toán khoản vay tại các điểm giao dịch của VPBank trên toàn quốc hoặc chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của Khách hàng tại VPBank để VPBank trích thu nợ tự động.

Bạn cần lưu ý, nếu thanh toán chậm trễ hoặc không thanh toán, khoản vay của bạn sẽ bị chuyển thành nợ xấu. Điều này ảnh hưởng đến uy tín và lịch sử tín dụng của bạn.

Bạn có thể gọi điện đến tổng đài của VPBank số 1900545415 để được hỗ trợ kiểm tra dư nợ khoản vay tín chấp tại VPBank.

6. Các câu hỏi thường gặp khi vay tín chấp VPBank

Ở đây tôi xin tổng hợp một số câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến vay tín chấp VPBank, để bạn tham khảo khi cần đến.

Nhấn vào câu hỏi bạn cần để xem câu trả lời tương ứng:

(1) Vì sao tôi không nên vay tiền nóng bên ngoài mà nên vay tín chấp tại VPBank?

Bạn được vay với chi phí lãi hàng tháng thấp hơn so với lãi suất vay tiền nóng bên ngoài.

Bạn được VPBank tư vấn về số tiền vay và số tiền gốc lãi cần thanh toán hàng tháng phù hợp với nguồn tài chính của bạn.

(2) Tôi đang vay tín chấp tại VPBank, tôi có thể vay thêm nữa tại VPBank không?
Bạn có thể có nhiều khoản vay tín chấp tại VPBank. Nếu khả năng tài chính của bạn đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ hàng tháng, bạn hoàn toàn có thể vay thêm các khoản tín chấp khác tại VPBank.
(3) Tôi đang vay tại tổ chức tín dụng khác, tôi có thể vay thêm tại VPBank không?
Bạn vẫn có thể vay thêm các khoản tín chấp tại VPBank nếu khả năng tài chính của bạn đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ hàng tháng.
(4) Khoản vay tín chấp của tôi có tự động gia hạn không (tiếp tục một kỳ hạn mới khi đến hạn)?
Khoản vay tín chấp không tự động gia hạn khi đến hạn. Nếu tại thời điểm hết hạn khoản vay tín chấp KH có nhu cầu tiếp tục vay, có thể liên hệ với nhân viên VPBank để được hỗ trợ.
(5) Khi tôi có nhu cầu cơ cấu lại khoản vay tín chấp tại VPBank (kéo dài kỳ hạn) thì có được không & phải làm sao?
  • Trước ngày đến hạn của các Kỳ trả nợ gốc và/hoặc lãi ít nhất là 10 (mười) ngày, nếu Khách hàng do gặp khó khăn tạm thời dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn, Khách hàng có thể gửi văn bản đề nghị VPBank xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
  • VPBank trên cơ sở xem xét khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của Khách hàng có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của Khách hàng.
  • Thỏa thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản có chữ ký của người có thẩm quyền của Các Bên.

Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào khác về việc vay tín chấp VPBank, bạn có thể liên hệ trực tiếp VPBank theo số 1900545415 để được tư vấn trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho tôi ở phần bình luận bên dưới, tôi sẽ hỗ trợ ngay.

Lời kết

Hy vọng là bài viết này đã mang lại đầy đủ thông tin cho bạn khi vay tín chấp tại VPBank.

Và xin nhắc lại, ở trên Trợ Lý Tài Chính hướng dẫn bạn cách để đăng ký vay tín chấp VPBank hoàn toàn online. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp Ngân hàng VPBank để làm thủ tục ngay tại chỗ.

Đăng ký online đặc biệt hữu ích với các bạn làm văn phòng, không có thời gian đến Ngân hàng vào giờ hành chính. Hoặc bạn làm công việc khác nhưng quá bận rộn, hay không thích kiểu xếp hàng và chờ đợi…

Ngoài ra, nếu bạn không thực sự thích VPBank cho lắm, tôi xin gợi ý đến bạn một số đơn vị cho vay khác (tất nhiên cũng là đăng ký online 100%):

>> 10 kênh vay tiền online nhanh nhất trong ngày.

Chúng bao gồm cả tín chấp lẫn thế chấp (tôi có ghi chi tiết trong đấy), tùy bạn lựa chọn hình thức phù hợp cho riêng mình.

À, nếu có gì chưa rõ, cứ đặt câu hỏi của bạn bằng cách bình luận bên dưới nhé! Và nếu thấy hay thì bạn có thể giúp tôi chia sẻ bài viết được chứ?

Chúc bạn đăng ký thành công!

>> Đọc tiếp: Vay tiền Easy Credit online 10 – 90 TRIỆU với 5′ đký

— Trợ lý tài chính Anba —

Nhận thông báo bình luận
Thông báo qua email khi có:
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments