Chào bạn, bạn có đang tìm hiểu để tham gia một cái Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Hay chăng bạn đã có Hợp đồng bảo hiểm cho riêng mình rồi? Nhưng giờ lại thấy “sao sao” ấy.
Và bạn muốn tìm hiểu thêm liệu mình đã quyết định đúng chưa? Liệu có điều gì cần chú ý về Hợp đồng của mình hay không?
Cũng có thể bạn đang gặp khúc mắc ở điểm nào đó liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm của mình.
Thậm chí còn muốn hủy mặc dù chỉ vừa mới tham gia đây thôi.
Vậy thì bài viết này sẽ trả lời cho bạn hết những điều trên.
Tôi ở đây để giúp bạn!
Xem kỹ mục lục để tìm thấy thứ bạn cần nhé:
Mục lục
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?
Chắc bạn cũng không còn xa lạ gì nữa với cái từ “Hợp đồng”.
Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật (wiki).
Thế thì:
Thông tin cốt yếu nhất của Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là:
BMBH đóng phí đủ và đúng thời hạn, còn DNBH phải chi trả Quyền lợi bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xay ra, hay khi đáo hạn hợp đồng.
Mẫu hợp đồng BHNT tiêu chuẩn
Tất cả các công ty bảo hiểm ở Việt Nam đều phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc khi Thiết kế hợp đồng BHNT cho Khách hàng.
Các nguyên tắc được quy đỉnh bởi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, và được soạn thành một bản mẫu.
Theo đó, các DNBH sẽ tùy chỉnh lại nhưng không được vượt khỏi các quy định chung của bản mẫu trên.
Thông thường, một cái Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ có đầy đủ các thông tin sau:
- Tên/ địa chỉ của Công ty bảo hiểm
- Bên mua bảo hiểm
- Thông tin Người được bảo hiểm và người thụ hưởng
- Đối tượng bảo hiểm
- Số tiền phí bảo hiểm
- Phạm vi bảo hiểm/ các điều kiện và điều khoản bảo hiểm
- Thời hạn đóng bảo hiểm/ Mức phí đóng bảo hiểm và phương thức đóng phí bảo hiểm
- Điều kiện loại trừ chi trả
- Thời hạn và phương thức giải quyết những trường hợp được quyền lợi bảo hiểm
- Quy định về giải quyết nếu xảy ra tranh chấp
- Ngày tháng năm kí kết hợp đồng
- Một số nội dung khác tự thỏa thuận của các bên
Và đây là bản mẫu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được cấp phát bởi Hiệp hội Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Mau-hop-dong-bao-hiem-nhan-tho-tieu-chuan.pdf
5 điều bạn cần biết về Hợp đồng BHNT của mình
Phần này sẽ khá quan trọng, vì những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn.
1. Quyền lợi cân nhắc 21 ngày sau khi ký Hợp đồng
Đây là một sự ưu ái cực kỳ lớn dành cho bạn.
Theo đó, bạn có đến 21 ngày để cân nhắc và nghiên cứu kỹ về Hợp đồng của mình kể từ ngày nhận được Bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Trong khoảng 3 tuần đó bạn vẫn được bảo vệ. Tuy nhiên bạn được phép đổi ý và lấy tiền lại thoải mái, không vấn đề gì xảy ra cả.
2. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Theo Điều 26 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, các quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng BHNT như sau:
- Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp BMBH thông báo bằng văn bản cho DNBH về việc chuyển nhượng và DNBH có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là sự thay đổi Bên mua bảo hiểm. Tức là thay đổi người đóng phí bảo hiểm và nhận quyền lợi đáo hạn sau này.
Lưu ý: chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được phép thay đổi “người được bảo hiểm”; còn “Người thụ hưởng” do Bên mua bảo hiểm trước đó chỉ định sẽ tự động bị hủy bỏ.
3. Thừa kế hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Người thừa kế hay còn được gọi là người thụ hưởng của Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Theo đó, Người thụ hưởng là người sẽ nhận số tiền bồi thường của HĐ BHNT – khi người được bảo hiểm chính Tử vong.
Việc chỉ định ai là người thụ hưởng của hợp đồng do Bên mua bảo hiểm quyết định. Có thể thay đổi người thụ hưởng trong suốt thời hạn hợp đồng và không giới hạn số lần thay đổi. Và có thể chỉ định nhiều người cùng thụ hưởng trên 1 HĐ (với tỉ lệ nhất định).
Bạn cần lưu ý thêm về ưu tiên nhận quyền lợi bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm ưu tiên cao hơn Người thụ hưởng.
4. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị mất hiệu lực
Có 2 mức độ mà Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị mất hiệu lực là: tạm thời và vĩnh viễn.
– Mất hiệu lực tạm thời
Khi người tham gia bảo hiểm không đóng phí đúng hạn, Công ty bảo hiểm sẽ lấy từ giá trị hoàn lại (GTHL) để đóng phí tự động giúp họ.
Tuy nhiên, đến khi số tiền từ GTHL cũng đã hết, không thể tiếp tục đóng phí được nữa, Hợp đồng sẽ bị mất hiệu lực tạm thời.
Và nếu trong vòng 24 tháng (tức 2 năm), BMBH lại kịp thời đóng phí thì Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của họ sẽ được phục hồi (khôi phục HĐ BHNT).
Bằng không, nó sẽ bị mất hiệu lực hoàn toàn, tức:
– Mất hiệu lực vĩnh viễn
Ngoài trường hợp tôi vừa nói, các trường hợp sau cũng dẫn đến Hợp đồng BHNT bị mất hiệu lực hoàn toàn, hay còn gọi là vô hiệu:
- BMBH hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết HĐBH (hợp đồng bảo hiểm).
- BMBH không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng Bảo hiểm không tồn tại.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, Bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bạn cần lưu ý để các quyền lợi Bảo hiểm của mình không bị gián đoạn nhé.
5. Vay tiền bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Có thể bạn chưa biết, khi sở hữu một cái Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nó cũng là một tài sản giá trị để có thể vay tiền đấy.
– Vay của chính Công ty bảo hiểm nhân thọ đang tham gia
Khi tài khoản giá trị hoàn lại của bạn đã hình thành (Hợp đồng đủ 2 năm trở lên), bạn được phép vay tối đa 80% GTHL bằng tiền mặt. Đây là hình thức tạm ứng từ GTHL của HĐ BHNT.
Đây là sự hỗ trợ tuyệt vời từ các Công ty bảo hiểm dành cho Khách hàng của mình. Trong các trường hợp họ kẹt tiền, hay cần tiền cho các nhu cầu tài chính khác.
Gần như tất cả các Cty bảo hiểm đều cho phép điều này: Prudential, Dai-ichi, Manulife, AIA, Bảo Việt,…
Nhưng bạn lưu ý là khoản tiền bạn vay ra sẽ ngưng sinh lãi (bảo tức) trong khoảng thời gian bạn vay.
Hình thức này là vay thế chấp. Theo đó bạn thế chấp hợp đồng bảo hiểm của mình cho công ty bảo hiểm để nhận được khoản vay.
– Vay của các bên cho vay thứ 3
Ngoài ra, bạn còn một hình thức vay tiền nữa là dùng HĐ BHNT của mình để vay tín chấp.
Các bên cho vay có thể là Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các Công ty tín dụng,… Ví dụ: Prudential Finance, Agribank, VPBank, BIDV, Tima,…
Bạn không cần thế chấp gì cả, thủ tục cũng cực kỳ đơn giản. Chỉ cần một số giấy tờ hợp lệ là bạn đã có thể vay tín chấp tiêu dùng nhờ Hợp đồng BHNT của mình. Có thể xem đây là hình thứ cầm cố HĐ BHNT để vay tiền.
>> Tôi có bài phân tích chi tiết giúp bạn hiểu rõ khi vay tiền bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đây.
Lưu ý trước khi hủy HĐ bảo hiểm nhân thọ
Hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hay còn gọi là chấm dứt HĐ-BHNT trước thời hạn.
Bạn cần hết sức lưu ý những điều sau:
Vì bạn có quyền lợi 21 ngày cân nhắc, nên nếu hủy Hợp đồng trong 21 ngày đấy, bạn được trả lại tiền đầy đủ.
Tuy nhiên, khi đã qua 21 ngày:
Như tôi có nhắc đến ở trên, Giá Trị Hoàn Lại (GTHL) của Hợp đồng chỉ bắt đầu hình thành từ hết năm thứ 2 trở đi.
Nghĩa là trong 2 năm đầu, GTHL = 0, nếu bạn hủy Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong thời gian này bạn sẽ không nhận được đồng nào cả. À, riêng đối với các sản phẩm đầu tư thì khác, bạn đã có thể rút được phần giá trị quỹ tài khoản đầu tư của mình ngay từ năm đầu tiên.
Và dù đã qua 2 năm, GTHL của Hợp đồng trong những năm đầu là rất thấp.
Phải đến khoảng giữa thời gian đóng phí ( tức bạn đã đóng phí được một nửa chặng đường), GTHL mới ngang bằng mới số tiền phí bạn góp vào (chỉ tính riêng phí cơ bản đối với sản phẩm đầu tư).
Vì thế, lời khuyên là bạn nên cân nhắc kỹ về việc hủy HĐ BHNT ở thời gian này.
Dù trong trường hợp bạn gặp khó khăn nhất, các Cty bảo hiểm vẫn hỗ trợ bạn các quyền lợi như: đóng phí tự động, tạm ứng 80% giá trị hoàn lại, khôi phục hợp đồng trong 24 tháng (khi mất hiệu lực tạm thời)…
Cho nên, khi đã quyết định tham gia BHNT rồi, tức là bạn đã cân nhắc rất kỹ từ đầu.
Vậy thì chẳng còn lý do gì bạn phải hủy hợp đồng nữa đúng không?
Kết luận
Qua bài viết này, tôi tin là bạn đã hiểu hơn về cái Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của mình rồi chứ?
Những điều lưu ý trên trước hết là giúp bạn sử dụng được hết quyền lợi mà HĐ-BHNT mang lại. Sau đó là giúp bạn tránh những bất lợi không đáng có.
Tuy nhiên, mỗi cái Hợp đồng bảo hiểm của bạn đều có một người Chuyên viên tư vấn (đại lý phục vụ) trực tiếp quản lý và chăm sóc.
Vì thế bất kỳ điều gì chưa rõ hãy tham khảo qua người Chuyên viên tư vấn, bạn có toàn quyền đó.
>> Có thể bạn cần: 10+ lợi ích mà Bảo hiểm nhân thọ mang lại.
Và nếu cần được hỗ trợ thêm, bạn có thể hỏi tôi bất kỳ điều gì bạn muốn bằng cách bình luận bên dưới.
Đừng quên chia sẻ những điều hữu ích này cho người thân và bạn bè của mình bạn nhé!
Bạn có Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chưa? Bạn có thực sự hài lòng về hợp đồng của mình? Hãy chia sẻ với nhau để chúng ta cùng thảo luận nào!
>> Đọc tiếp: Pru- Đầu Tư Linh Hoạt – Cơ hội đầu tư mới từ Prudential
— Trợ lý tài chính Anba —
hay.
Cảm ơn nct nhé!
??? Lẽ nào là Nhạc Của Tui nhỉ 😀
Hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn.
Thường xuyên ghé thăm blog Trợ Lý Tài Chính để đọc các bài viết mới bạn nhé.
Cảm ơn bạn!
Cho mình hỏi tý bhnt.khi người mua bhnt mà bị tai nạn gãy chân khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy điện mà chưa đủ tuổi (14 t)thì có được hưởng bảo hiểm ko.
Chào Vỹ,
Còn tùy vào gói bảo hiểm mà bạn tham gia nó quy định cụ thể như thế nào nhé!
Nhưng về cơ bản, bảo hiểm KHÔNG bồi thường cho các tai nạn giao thông mà người bị tai nạn lại vi phạm luật giao thông…
Trẻ em 14 tuổi chạy xe máy điện là vi phạm luật giao thông rồi đấy bạn !!!
Admin – Anba
Mình có điều thắc mắc như vầy. Nếu mình mua bhnt 24tr 1 năm. Quyền lợi là 1.1 ty. Mình có thể yc thời gian tham gia là 5 năm. Hay 6 năm hay không? Hay bắt buộc theo thời gian mà cty bh quy định? Nếu sau 5 năm. Giá trị đáo hạn của hợp đồng đc tính như thế nào?21 ngày kia là đã ký hợp đồng hay sau 21 ngày mới ký hợp đồng? Có thể mua thêm hợp đồng bhnt khi đã có 1 hợp đòng bhnt hay không? Mình cũng hơi lạ lẫm. Xin lỗi… Xem thêm »
Hi Thu Hiền, – Còn tùy gói bảo hiểm đó có quy định thế nào bạn nhé. – Mỗi gói yêu cầu số năm đóng phí tối thiểu khác nhau: 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, v.v. Và cách tính giá trị đáo hạn cũng khác nhau. – Bạn xem hướng dẫn về các loại gói BHNT ở đây: https://trolytaichinh.com/cac-goi-bao-hiem-nhan-tho/ – 21 ngày cân nhắc được tính kể từ ngày bạn nhận được bộ hợp đồng trên tay. Tức khi bạn nhận được HĐ thì bạn có 3 tuần để dùng thử được đổi trả miễn phí đấy.… Xem thêm »
Vậy cho em hỏi …khi người đến tư vấn cũng chính là người mà mình mua và đóng phí bhnt..mất đi(gọi qua đời)..thì trong thời gian 10năm 20năm đóng bảo hiểm …thì mình phải liên lạc với ai để tiếp tục đóng phí không gián đoạn ạ…
Hi Vân, Người tư vấn viên (hay đại lý phục vụ) chỉ là người hỗ trợ để kết nối bạn với Cty bảo hiểm thôi. Thế nên, mọi thứ bạn hoàn toàn có thể liên hệ với Cty bảo hiểm để làm việc trực tiếp. Kể cả người TVV kia vẫn còn đó, nhưng bạn được quyền yêu cầu thay đổi TVV phục vụ Hợp đồng của mình bất kỳ lúc nào mà. Còn về việc đóng phí bảo hiểm, đâu nhất thiết phải đóng thông qua TVV đâu bạn. Bạn còn đến hàng chục cách khác để đóng phí… Xem thêm »
Nếu người tư vấn nghỉ cty sẽ thay người tư vấn khác, và bạn được thông báo riêng để đảm bảo đúng người. Mọi quyền lợi của bạn vẫn duy trì không có gì thay đổi vì hợp đồng là bạn ký kết với cty chứ k phải với TVV. Việc đóng phí tư vấn viên mới sẽ hướng dẫn bạn. Ngoài ra bất cứ lúc nào bạn cũng có thể gọi lên tổng đài cty để dc hỗ trợ.
Tôi nên mua bhnt ở mức phi nào thì quyền lợi được bh tốt hơn (10triêu,15triêu).
Chào anh Thạnh,
Cảm ơn đã đặt câu hỏi ạ.
Nhưng như vậy thì chung chung quá, em cũng không biết trả lời thế nào nữa.
Anh tưởng tượng nếu bạn của anh cần mua một chiếc xe máy, và cậu ta hỏi anh: Giờ tao nên mua chiếc xe giá bao nhiêu thì chạy ngon nhất?
Anh sẽ trả lời thế nào ạ?
Admin – Anba