Xin chào, không biết có bao giờ bạn phải đau đầu vì hàng đống hình thức vay tiền xuất hiện trên cõi đời này chưa nhỉ?
Riêng tôi thì có đấy, không ít lần bị loạn hết cả lên vì chẳng thể phân biệt cái nào ra cái nào nữa…
Nào là vay tín chấp, vay thế chấp, vay trả góp, vay tiêu dùng, vay kinh doanh… Rồi nào là vay ngân hàng, vay tư nhân, vay xã hội đen,… Rồi thì vay trả góp, vay lãi suất thấp,…
Úi giời ơi! Nếu mà đếm hết, có lẽ cũng không dưới một tỷ cái tên đâu nhỉ?… Haha, tôi đùa thôi chứ chắc là chưa đến một tỷ đâu mà 😀
Chính vì vậy, hôm nay tôi ngồi đây để viết một bài phân tích cặn kẽ về tất cả cách hình thức vay tiền mà tôi biết. Cái nào chưa biết thì tôi sẽ hỏi bạn, được chứ hả?
Ok, không vòng vo tam quốc nữa, chúng ta bắt đầu thôi nào.
Nội dụng bài viết được tóm tắt bằng mục lục này:
Mục lục
1. Đôi chút về vấn đề vay tiền
Trước hết thì nói về cái từ “vay tiền” một tẹo nhé…
Ơ, vay tiền thì ai mà chả biết, có gì đâu mà phân với chả tích, cứ làm quá lên không hà???
Có thể bạn đang nghĩ vậy, nhưng bài này tôi muốn nói sâu về chuyên môn một tí. Thế nên tôi muốn mọi người đều nắm rõ hết các thuật ngữ liên quan đến nó.
Ý tôi là: ngoài từ “vay tiền” ra, có thể đâu đó bạn cũng thấy các từ gần gần như vậy. Ví dụ: mượn tiền, mượn nợ, vay nợ, vay vốn, cho vay,… chẳng hạn. Chúng ta thống nhất bọn chúng là cùng một giuộc cả nhé!
Thế nên từ đoạn này, tôi sẽ dùng từ “vay tiền” làm đại diện. Hoặc đôi chỗ tôi có sử dụng một trong các từ còn lại, thì bạn cứ hiểu cũng là nó cả đấy.
Chỉ đơn giản là tôi không muốn bạn gặp khó khăn hoặc bị rối khi đọc bài này. Thế thôi.
Còn giờ thì:
2. Phân loại các hình thức vay tiền
Như tôi nói lúc đầu, cái lĩnh vực “vay tiền” gì đâu mà phức tạp kinh khủng… Mấy ông làm tài chính rảnh quá hay sao mà nghĩ ra lắm thuật ngữ thế???
Thôi kệ, mấy ông ấy đặt tên nhiều như vậy là để phân loại cho bọn chúng rõ ràng hơn. Còn tôi, tôi sẽ giúp bạn hiểu hết cặn kẽ chỉ trong 1 vòng nốt nhạc. À không, một bài viết chứ!
Hiểu để làm gì nhỉ? Tôi tin rồi bạn sẽ phải thốt lên: “Phải mà mày viết bài này sớm hơn thì tao đỡ khổ biết mấy?” Vì sao? Vì nó giúp cho bạn cực kỳ nhiều khi bạn gặp khó khăn về tiền bạc đấy…
Tôi thấy nhiều người đến khi kẹt tiền thì tức tốc hối hả đi vay trong tình trạng rất là vội vàng. Và tất nhiên, những lúc thế này thì làm gì còn thời gian để mà tìm với chả hiểu.
Đó là nguyên nhân chính dẫn đến những cái sai, mà sau này chúng gây ra biết bao phiền toái cho bạn đấy. Rồi những câu chuyện cho vay lừa đảo, siết nợ, kiện tụng,… cũng hầu hết từ đây mà ra cả.
Rồi, tôi nói sơ qua vậy để bạn hiểu tầm quan trọng của phần này. Giờ chúng ta bắt đầu nhé.
Để phân loại các hình thức cho vay, chúng ta cần xem xét theo từng tiêu chí riêng biệt:
2.1. Theo biện pháp đảm bảo khoản vay
Ở đây, các đơn vị cho vay (bên cho vay) sẽ dựa vào cơ sở nào đó của người đi vay, để đảm bảo rằng người này có khả năng trả nợ.
Và có 2 biện pháp chính để đảm bảo khoản vay: (1) niềm tin, (2) tài sản đảm bảo (TSĐB).
– Biện pháp thứ (1) là niềm tin: Tức là lòng tin, sự tin tưởng. Bên cho vay dựa vào các tiêu chí của người đi vay, và tin rằng người này có khả năng trả nợ. Khi đó, bên cho vay sẵn sàng cấp khoản vay mà không yêu cầu phải giữ vật làm tin nào cả.
– Biện pháp thứ (2) là tài sản đảm bảo: Bên cho vay giữ lại một tài sản có giá trị nào đó của người đi vay để làm tin (gọi là TSĐB). Lỡ mà bên vay không có khả năng trả nợ, hoặc trốn nợ (xù nợ), thì bên cho vay sẽ tịch thu luôn tài sản kia để bù vào số tiền cho vay bị thất thoát.
Với 2 biện pháp đảm bảo khoản vay như vừa nói, người ta phân loại thành 2 dạng cho vay cơ bản là: cho vay tín chấp & cho vay thế chấp.
(1) Cho vay tín chấp: Dựa nào cơ sở niềm tin (1) để cho vay. Ngoài ra, hình thức này còn được gọi là cho vay tín dụng hay vay không cần thế chấp.
Để được vay tín chấp, người đi vay cần có một hay nhiều trong số các điều kiện sau: chứng minh được thu nhập (bảng lương, lương tiền mặt/ chuyển khoản), hợp đồng lao động, có HĐ-BHNT (thường yêu cầu trên 1 năm), có sử dụng sim nhà mạng (Viettel, Mobifone, Vinaphone), thẻ sinh viên, không có nợ xấu…
Giấy tờ yêu cầu của hình thức vay tín chấp thường là chứng minh thư (CMND) và sổ hộ khẩu (SHK).
>> Tham khảo thêm:
- Top 5+ đơn vị cho VAY TÍN CHẤP tốt nhất 2019.
- 22 điểm Vay Tín Chấp Theo Lương chất nhất 2019.
- Top 3 Vay Tiền chỉ cần CMND 0% ngay trong ngày 24h.
Có thể bạn không để ý, nhưng việc dùng một chiếc thẻ tín dụng thì về bản chất nó cũng là hình thức vay tiền tín chấp đấy bạn. Hay nói cách khác, thẻ tín dụng là một công cụ cho vay của các Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
>> Xem thêm: [HD] Vay Tiền Qua Thẻ Tín Dụng: tối đa 100% hạn mức?
(2) Cho vay thế chấp: Dựa vào tài sản đảm bảo (2) để cho vay. Hình thức này còn được gọi với các tên khác như: cho vay cầm cố hoặc cầm đồ.
Các vật dụng có thể thế chấp như: nhà, đất, sổ đỏ, xe ô tô, xe máy, điện thoại, laptop, đồng hồ, trang sức,… và các tài sản có giá trị khác.
Ngoài ra, không nhất thiết bạn phải có sẵn các tài sản mới được phép vay thế chấp. Mà rất nhiều nơi cho phép bạn vay tiền để mua các tài sản (nhà, ô tô, xe máy,…), rồi dùng chính tài sản đó làm vật thế chấp luôn.
2.2. Theo mục đích sử dụng vốn vay
Bạn vay tiền để làm gì? Tại sao phải vay tiền? Bạn vay tiền với mục đích gì?
Thực ra thì có rất nhiều lý do để người ta cần phải vay tiền. Tất nhiên là lúc kẹt, lúc cần thì mới phải đi vay. Nhưng vay dùng vào mục đích nào?
Rất nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, người ta phân thành 2 nhóm chính bao gồm: vay tiêu dùng & vay sản xuất kinh doanh.
(1) Vay tiêu dùng: Là hình thức vay với mục đích chi tiêu cho cá nhân (bản thân) hoặc chi tiêu trong đời sống hằng ngày của hộ gia đình. Các loại chi tiêu như mua sắm, đầu tư cho học tập, đi du lịch,…
Vì vậy, hình thức vay tiêu dùng còn được phân loại thành các hình thức cụ thể hơn nữa như:
- a/ Vay mua nhà
- b/ Vay mua xe
- c/ Vay mua điện thoại
- d/ Vay đi du học
- e/ Vay đi du lịch
- f/ Vay chữa bệnh
- …
>> Xem chi tiết: 6 Mục đích Vay Tiêu Dùng lớn nhất – Phải hết sức lưu ý.
(2) Vay sản xuất kinh doanh: Là hình thức vay tiền mà khoản vay được sử dụng cho hoạt động sản suất kinh doanh. Thường là để mua trang thiết bị, máy móc, đầu tư khác hay bổ sung vốn lưu động,… Ở đây, đơn vị kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc một công ty, doanh nghiệp.
2.3. Theo đối tượng cần vay
Có 2 nhóm đối tượng lớn cần vay tiền, và cũng theo đó người ta phân thành 2 hình thức vay tiền theo đối tượng cần vay như sau: vay cá nhân & vay doanh nghiệp.
(1) Vay cá nhân: Đối tượng cần vay tiền ở đây là một cá nhân. Người này cần vay với 1 trong 2 mục đích sử dụng vốn vay như đã nói ở mục 2.2: tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh (phạm vi cá nhân/ hộ gia đình).
(2) Vay doanh nghiệp: là đại diện của một công ty (doanh nghiệp). Khoản vay được sử dụng cho hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Thường là để mua trang thiết bị, máy móc, đầu tư khác hay bổ sung vốn lưu động,…
2.4. Theo độ dài thời hạn vay
Tùy thuộc vào thời hạn vay trong thời gian bao lâu, mà vay tiền được phân chia thành các hình thức bao gồm: ngắn hạn, trung hạn & dài hạn.
(1) Vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay dưới 12 tháng. Đây thường là các khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động, thời gian quay vòng của vốn lớn.
(2) Vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay là từ 12 tháng đến dưới 60 tháng. Cho vay trung hạn theo dự án là giải pháp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vay vốn trong một dự án đầu tư nhất định của doanh nghiệp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
(3) Vay dài hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay từ 60 tháng trở lên. Cuối mỗi niên độ kế toán, doanh nghiệp phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn. Đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để theo dõi và có kế hoạch chi trả.
2.5. Theo đơn vị cho vay
Hiện nay, khi cần vay tiền bạn có thể đăng ký vay ở rất nhiều bên cho vay khác nhau: (1) các ngân hàng, (2) các tổ chức tài chính – tín dụng, (3) bưu điện, (4) tư nhân.
Tất nhiên, ở đây tôi không bàn đến các đơn vị cho vay dựa trên “tình cảm” kiểu như: bạn bè, người thân, đồng nghiệp, người yêu,… chẳng hạn 😀
Dựa theo đơn vị cho vay, có 4 hình thức vay tiền chính:
(1) Vay ngân hàng: Có hàng chục Ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam mình. Và tất cả đều cho vay. Đây là hoạt động chính của các Ngân hàng mà, không cho vay thì lấy gì mà ăn. Vd: Citibank, Shinhan Bank, ACB, VPBank…
(2) Vay tổ chức tài chính: Các tổ chức tài chính – phi ngân hàng cũng là các điểm vay tiền lý tưởng. Vd: FE Credit, Home Credit, VietCredit, Lotte Finance, Shinhan Finance…
(3) Vay bưu điện: Thực ra bưu điện chỉ là đại lý của ngân hàng bưu điện Liên Việt hoặc Home Credit hoặc FE Credit.
(4) Vay tư nhân: Vay tiền tư nhân, tức là một đơn vị cho vay không chính thống. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể trở thành bên cho vay tiền. Chẳng hạn bạn có tiền nhàn rỗi nhiều, bạn cũng có thể làm một đơn vị cho vay tư nhân để kiếm lời (xem như một cách đầu tư vậy).
2.6. Theo cách thức đăng ký vay
Nếu như trước đây, để đăng ký một khoản vay bắt buộc bạn phải đến trực tiếp các điểm giao dịch của đơn vị cho vay.
Thì bây giờ (đặc biệt là từ đầu năm 2019 trở đi), bạn còn vô vàn cách khác mà đơn giản và tiện lợi hơn nhiều, có thể đăng ký vay khi đang ngồi tại nhà hay bất kỳ đâu. Và có thể bạn cũng đã nhận ra, tôi đang nói đến các hình thức vay tiền trực tuyến đấy.
Vậy, theo cách thức đăng ký khoản vay, sẽ có 2 hình thức vay tiền cơ bản:
(1) Vay tiền online (trực tuyến qua mạng internet): Hầu hết các ngân hàng, các tổ chức tín dụng ngày nay đều đã hỗ trợ công nghệ cho phép đăng ký vay tiền online. Bên cạnh đó là các sàn kết nối tài chính ngày càng một nở rộ. Không chỉ đăng ký online, mà nhận tiền cũng online nốt (khoản vay được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng của bạn). Hoàn toàn không cần gặp mặt.
>> Xem thêm: Vay tiền Online: 10 kênh vay Nhanh Nhất, nhận tiền trong ngày?
(2) Vay tiền offline (gặp mặt trực tiếp): Tất nhiên đây là hình thức vay tiền truyền thống. Đã xuất hiện từ lâu, bây giờ vẫn còn phổ biến, nhưng chắc chắn sẽ mất vị thế trong tương lai bởi nhiều bất tiện của nó.
*** Các hình thức vay tiền khác
Ngoài các hình thức vay tiền phân theo 6 tiêu chí nêu trên, chúng ta còn nghe thấy các hình thức vay tiền khác nữa. Ví dụ:
– Theo lãi suất cho vay: vay không lãi suất, vay lãi suất thấp, vay nặng lãi, vay cắt cổ,… vay lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất giảm dần…
– Theo kỳ hạn thanh toán khoản vay: vay tiền trả góp, trả góp theo ngày (hay còn gọi là “góp ngày”), góp tuần, góp tháng, góp đứng (vay tiền đứng)…
– Theo mức độ cần tiền lắm rồi: vay tiền nhanh < vay tiền nóng < vay tiền gấp.
– Vay thấu chi: hay gọi đầy đủ là vay thấu chi tài khoản, đây là một dạng ưu đãi của các Ngân hàng, cho phép Khách hàng của mình sử dụng vượt xuống mức âm của tài khoản thanh toán (dịch vụ tín dụng giá trị gia tăng).
3. Một số hình thức vay tiền phổ biến nhất
Trong phần 2 ở trên, tôi đã giúp bạn liệt kê cũng như phân loại toàn bộ các hình thức vay tiền theo một hệ thống khoa học nhất. Bạn chỉ cần xem kỹ phần đó, bất kỳ kiểu vay tiền nào trên thế gian này đều có đủ cả.
Tuy nhiên, có thể một số hình thức, một số thuật ngữ nghe không quen thuộc cho lắm. Và có thể bạn chưa cần phải quan tâm nhiều đến nó.
Vây thì ngay tại đây, tôi sẽ chỉ ra một số hình thức vay tiền thông dụng & thường gặp nhất.
3.1. Vay tiêu dùng tín chấp
Hay còn gọi là vay tín chấp tiêu dùng. Đây là hình thức vay tiền phổ biến nhất trong đời sống.
Vì nhu cầu tài chính về tiêu dùng, sinh hoạt hằng ngày (ngắn hạn) là nhiều nhất với mọi người. Và hầu hết chúng ta đều có đủ điều kiện “niềm tin” đối với các bên cho vay. Hơn nữa, cách thức vay dạng này là đơn giản và nhanh chóng nhất.
3.2. Vay tiêu dùng thế chấp
Vay tiền để mua các tài sản giá trị cao (nhà, đất, xe,…) rồi dùng chính các tài sản này làm vật thế chấp cho đơn vị cho vay.
Khi hạn mức vay tín chấp không đủ cao so với giá trị của các tài sản đắt tiền, thì cách thức vay này quả là một giải pháp hay ho và hết sức tuyệt vời.
>> Xem chi tiết: 6 Mục đích Vay Tiêu Dùng lớn nhất – Phải hết sức lưu ý!
3.3. Vay tiền trả góp
Bạn được cấp khoản vay, sau đó trả gốc và lãi theo một kỳ hạn nhất định, số tiền phải trả mỗi kỳ là như nhau.
Vay tiền trả góp [wiki] có 2 hình thức cơ bản:
(1) Vay tiền mặt trả góp: Đăng ký vay trả góp trực tiếp tại các Ngân hàng/ tổ chức tài chính.
>> Xem thêm: Vay Tiền Mặt như thế nào? – Ở đâu là NGON nhất?
(2) Vay mua hàng trả góp: Đây là một tiện ích mà các Ngân hàng/ tổ chức tài chính liên kết với các cửa hàng, trung tâm mua sắm, điện máy,… để tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội mua hàng trả góp dễ dàng hơn. Ví dụ: mua trả góp smartphone, laptop ở Thegioididong, mua các sản phẩm điện máy tại Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim,…
Vừa rồi là các hình thức vay tiền mà tôi thấy phổ biến và thường gặp nhất hiện nay, nên cũng muốn chia sẻ chúng với bạn. Biết đâu chúng có thể giúp ích cho bạn thì sao.
>> Tất cả những gì liên quan đến vay tiền trả góp được tôi trình bày chi tiết tại đây.
Tạm kết
Vậy là tôi đã liệt kê, tổng hợp & phân loại hết tất cả các hình thức vay tiền rồi đấy. Bên cạnh đó, tôi cũng đã kể ra những kiểu vay tiền hay ho và hữu dụng nhất.
Tôi mong những điều này ít nhiều sẽ hữu ích với bạn vào một lúc nào đó.
Tôi phải bỏ nhiều công sức đầu tư nội dung cho bài viết này mà chẳng nề hà gì. Vậy bạn có sẵn sàng dành ra ít phút để đọc kỹ nó? Nhớ là phải kỹ nhé!
Ngoài ra, nếu được thì nhờ bạn share bài viết này đến những ai có thể cần nó. Tôi có một mong ước be bé thôi: làm sao để nhân rộng sự hiểu biết đến nhiều người hơn nữa…
Hiểu biết, đặc biệt là hiểu biết về tài chính, cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp bội phần!
Bạn biết bao nhiêu trong số các hình thức vay tiền trên? Bạn đã từng vay bao giờ chưa và vay theo hình thức nào? Cùng chia sẻ với nhau dưới bình luận nhé!
Cảm ơn bạn! Chúc bạn tìm thấy điều mình cần từ bài viết này!
>> Xem ngay: Top 4+ Cho Vay Tiền Tư Nhân 0% NGON Nhất 2019
— Trợ lý tài chính Anba —